MỚI

Clinical pathway chẩn đoán và điều trị đau cột sống lưng mạn tính

Ngày xuất bản: 16/04/2022

Clinical pathway chẩn đoán và điều trị đau cột sống lưng mạn tính áp dụng cho bác sỹ, điều dưỡng chuyên ngành ngoại thần kinh.

Tác giả: Trần Hoàng Ngọc Anh, Võ Tấn Sơn

Người thẩm định: Trần Trung Dũng, Phùng Nam Lâm

Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm

Ngày phát hành: 03/08/2021

Phần 1: Đánh giá và chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng
Bệnh sử:

• Tình huống khởi phát đau lưng? Thời gian đau?

• Vị trí? Hướng lan? Đặc tính đau?

• Mức độ đau khi nghỉ/ khi vận động?

• Mức độ đau hiện tại/ trong tuần qua? Mức cao nhất?

• Yếu tố làm tăng đau? Giảm đau?

• Triệu chứng kèm theo?

• Ảnh hưởng lên sinh hoạt/ lên giấc ngủ?

Thuốc đã dùng? Điều trị giảm đau khác?

Khám lâm sàng:

• Quan sát hình dạng cột sống tư thế bệnh nhân khi ngồi, đứng, đi

• Sờ điểm đau, gai sau cột sống, khối khớp bên

• Khám chức năng vận động, cảm giác, cơ vòng

• Khám giới hạn vận động của cột sống và các khớp (khớp háng,… )

• Thực hiện các test: Lasegue test (thuận, ngược), Kemp test, Faber test

Bệnh lý rễ thần kinh
Rối loạn chức năng của rễ thần kinh, dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

• Đau theo vùng phân bố của rễ thần kinh

• Rối loạn cảm giác theo dermatome

• Yếu cơ chi phối theo rễ thần kinh

• Giảm phản xạ gân cơ ở nhóm cơ liên quan

 

Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng
Bệnh sử:

• Tiền căn ung thư

• Sụt cân không ro nguyên nhân

• Tình trạng suy giảm miễn dịch

Sử dụng thuốc/ chất kích thích đường tĩnh mạch

• Nhiễm trùng tiểu

• Sốt

• Chấn thương đáng kể với độ tuổi

• Son tiểu, son phân

• Bí tiểu

Khám lâm sàng:

• Rối loạn cảm giác vùng yên ngựa

• Mất trương lực cơ vòng hậu môn

• Yếu 2 chi dưới

• Sốt

• Triệu chứng thần kinh kéo dài trên 1 tháng hoặc đang tiến triển

Hướng xử trí
Bệnh lý thần kinh

• Triệu chứng thần kinh (dấu tháp, rối loạn cảm giác, vận động,…) lan rộng (tay, thần kinh sọ hoặc 2 bên,…)

• Triệu chứng thần kinh tiến triển

• Rối loạn cảm giác vùng yên ngựa, bí tiểu, són phân, són tiểu, rối loạn chức năng sinh dục

• Rối loạn chức năng vận động nghiêm trọng ( sức cơ </=3) trong 48 giờ

MRI khẩn

Hội chẩn chuyên gia cột sống

Gãy xương do chấn thương

• Đau lưng nhiều sau chấn thương nghiêm trọng

• Đau lưng sau chấn thương bất kỳ mức độ nào đối với bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp

Xquang cột sống

CT cột sống

Hội chẩn chuyên gia cột sống

Bệnh lý mạch máu

• Dấu hiệu bất thường mạch máu (chi lạnh, mạch ngoại

biên nhẹ,…) có thể gợi ý vỡ phình động mạch chủ nếu

kèm theo đau lưng hoặc shock

Hội chẩn chuyên gia mạch máu
Hướng xử trí (tiếp theo)
Gãy xương bệnh lý

• Đau lưng sau chấn thương không đáng kể kèm theo:

• Tiền căn hoặc có nguy cơ loãng xương

• Sử dụng corticoid kéo dài

• Đau cột sống ngực

• Lớn tuổi

• Sụt cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân

• Tiền căn ung thư

Xquang cột sống

MRI cột sống

Hội chẩn chuyên gia cột sống

Nhiễm trùng

• Dấu hiệu nhiễm trùng (Vã mồ hôi đêm, sốt, lạnh run)

• Tiêm chích ma túy

• Suy giảm miễn dịch

• Sụt cân không rõ nguyên nhân

• Đang hoặc trước đó có nhiễm trùng hệ thống/ hoặc

nguy cơ nhiễm trùng

• Can thiện phẫu thuật gần đây

• Nhiễm trùng tiểu hoặc nhiễm trùng da

CLS: CBC, ESR, CRP

MRI cột sống

Hội chẩn chuyên gia cột sống và nhiễm

Hướng xử trí (tiếp theo)
Ung thư

• Đau lưng mới khởi phát trên bệnh nhân <18 tuổi/ >55 tuổi

• Tiền căn ung thư

• Sụt cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân

• Đau nhiều về đêm

CLS: CBC, ESR, CRP

Xquang cột sống

MRI cột sống

Hội chẩn chuyên gia cột sống, ung bướu

Bệnh lý viêm – tự miễn

• Đau lưng (không phải kiểu cơ học) tiến triển liên tục

• Đau lưng giảm với vận động, tăng khi nghỉ ngơi

• Đau nhiều về đêm

• Cứng khớp >30 phút buổi sáng, hoặc thức dậy trong đêm ở người trẻ

CLS: CBC, ESR, CRP, RF, anti-CCP, HLA B27

Xquang CSTL và khớp cùng chậu

Hội chẩn chuyên gia bệnh tự miễn

Phần 2: Điều trị

Đánh giá nguy cơ diễn tiến mạn tính
Phân loại theo công cụ khảo sát The Keele STarT Back
Câu hỏiKhông đồng ý 

(0 điểm)

Đồng ý (1 điểm)
1. Trong 2 tuần qua, có lúc tôi bị đau lưng lan xuống chân
2. Trong 2 tuần qua, có lúc tôi bị đau ở vai hoặc cổ
3. Tôi chỉ đi được một đoạn ngắn vì đau lưng
4. Trong 2 tuần qua, tôi mặc đồ chậm hơn bình thường vì đau lưng
5. Thật không an toàn cho một người co tình trạng như tôi tham gia các hoạt động thể chất
6. Tôi thường có những suy nghĩ lo lắng
7. Tôi cảm giác rằng tình trạng đau lưng của tôi rất khủng khiếp và nó sẽ không bao giờ cải thiện
8. Nói chung tôi không còn thấy thích thú với những gì tôi từng thấy thích thú trước đây
9. Bạn đánh giá đau lưng ảnh hưởng đến bản thân như thế nào?

Không ảnh hưởng/ảnh hưởng ít hoặc trung bình                      0 điểm

Ảnh hưởng nhiều hoặc rất nhiều                                               1 điểm

Tổng điểm (9 câu):                                                           Điểm phụ (câu 5-9):

</=3 Nguy cơ thấp >/=4 xem điểm phụ             </=3 Nguy cơ TB >/=4 Nguy cơ cao

Phân loại nguy cơ ảnh hưởng mạn tính 
Yellow flags

Niềm tin, xem xét, nhận định

• Những suy nghĩ không có ích về cơn đau: dấu hiệu về những tổn thương không thể kiểm soát hoặc có xu hướng xấu dần.

• Kì vọng về kết cục điều trị kém, làm chậm quá trình trở lại công việc.

Đáp ứng cảm xúc

• Những cảm xúc khó chịu không phù hợp với các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lý tâm thần.

• Lo lắng, sợ hãi

Thay đổi hành vi do đau

• Tránh các hoạt động có thể gây đau hoặc gây chấn thương lại

• Lạm dụng các phương pháp điều trị thụ động (chườm nóng, chườm lạnh, thuốc giảm đau)

Orange flags

Triệu chứng tâm lý

• Trầm cảm trên lâm sàng

• Rối loạn nhân cách

Blue flags

Nhận thức về công việc và sức khỏe

• Tin rằng công việc quá rủi ro và có nguy cơ gây tổn thương nhiều hơn

• Tin rằng công việc bị giám sát quá gắt gao và đồng nghiệp thiếu hỗ trợ

Black flags

Trở ngại

• Thiếu phương án hỗ trợ quay lại làm việc

• Tranh chấp với bảo hiểm

• Tình trạng neo đơn, thiếu người hỗ trợ

• Công việc nặng nhọc, khó điều chỉnh

 

• Ưu tiên sử dụng NSAID đường uống, cân nhắc dựa trên sự khác biệt về độc tính trên đường tiêu hóa, gan, thận, tim mạch, và yếu tố nguy cơ của mỗi cá nhân, kể cả tuổi tác

• Khi sử dụng NSAID điều trị đau lưng mạn, cần đánh giá lâm sàng, theo doi các yếu tố nguy cơ, và sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày khi cần, điều trị với liều thấp nhất và thời gian ngắn nhất

• Sử dụng opioid tác dụng yếu khi NSAID có chống chỉ định, không dung nạp hoặc không hiệu quả

• Không sử dụng opioid thường quy để điều trị đau lưng mạn

• Không sử dụng paracetamol (đơn độc) để điều trị đau lưng mạn

• Không sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc SNRI thường quy để điều trị đau lưng mạn

• Không sử dụng SSRI để điều trị đau lưng mạn

• Không sử dụng thuốc chống động kinh để điều trị đau lưng mạn nếu không co triệu chứng đau thần kinh

• Không sử dụng thuốc dãn cơ để điều trị đau lưng mạn

ThuốcTác dụng phụ
1st line

NSAIDs

Chủ yếu là đường tiêu hóa,

giữ dịch hoặc ảnh hưởng hệ

thần kinh gây mệt mỏi với

liều cao

2nd line

Acetaminophen

Không
3rd line

Tricyclics (TCA)

Chóng mặt, anticholinergic

effects

4th line

Tramadol

Chóng mặt, mệt mỏi, triệu chứng đường tiêu hóa, nguy cơ hạ đường huyết
5th line

Opioid mạnh

Táo bón, buồn nôn, ảnh hưởng lên hệ thần kinh

Co thể gây tăng đau, và thay đổi về nội tiết

Phần 2: Điều trị (tiếp theo)

1. Hội chứng mặt khớp

Phong bế khối khớp

  • Bệnh nhân không co chỉ định điều trị phẫu thuật, đáp ứng kém với điều trị đa mô thức (multimodal)
  • Nguyên nhân đau được cho là từ hội chứng mặt khớp (kết hợp thăm khám lâm sàng và hình ảnh học)

Chỉ định RF

  • Bệnh nhân tái phát triệu chứng sau khi đáp ứng với phong bế khối khớp
  • Đáp ứng với block test

2. Phân nhóm điều trị

Bệnh nhân được phân thành 5 nhóm dựa vào nguy cơ ảnh hưởng mạn tính, mức độ cải thiện triệu chứng, khả năng đáp ứng với PHCN/ VLTL và có chỉ định phẫu thuật:

  • Nhóm A: Nguy cơ ảnh hưởng mạn tính thấp, có khả năng đáp ứng với PHCN/ VLTL và/ hoặc bắt đầu có cải thiện lâm sàng
  • Nhóm B: Nguy cơ ảnh hưởng mạn tính trung bình/ cao, có khả năng đáp ứng với PHCN/ VLTL
  • Nhóm C: Nguy cơ ảnh hưởng mạn tính thấp, không có khả năng đáp ứng với PHCN/ VLTL, nhưng có chỉ định phẫu thuật
  • Nhóm D: Chưa ro đánh giá
  • Nhóm E: Nguy cơ ảnh hưởng mạn tính cao, khả năng đáp ứng PHCN/ VLTL kém.

Phần 3: Theo dõi và đánh giá

 

Hướng dẫn bệnh nhân

Hướng dẫn tự chăm sóc:

  • Cung cấp thông tin và những lời khuyên cá nhân, phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng bệnh nhân, trong suốt quá trình điều trị
  • Thông tin cho bệnh biết về diễn tiến lành tính của đau lưng
  • Khuyến khích bệnh nhân tiếp tục các hoạt động hằng ngày
  • Các bài tập thể dục được khuyến cáo dựa theo nhu cầu, khả năng và sở thích của từng cá nhân
  • Giáo dục sức khỏe về đau lưng

Đánh giá

Bệnh nhân được đánh giá theo mẫu Bệnh án đau lưng trong mỗi lần tái khám

Checklist chẩn đoán và điều trị đau cột sống lưng mạn tính

Quy trình chuyên môn liên quan

  1. Quy trình kỹ thuật phong bế thần kinh thắt lưng nhánh trong
  2. Quy trình kỹ thuật phong bế khớp cùng chậu (sij)
  3. Quy trình kỹ thuật diệt thần kinh bằng sóng cao tần cho hội chứng facet lưng
  4. Quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng người bệnh đau thắt lưng
  5. Quy trình kỹ thuật tiêm giảm đau ngoài màng cứng qua đường liên bản sống vùng thắt lưng

Tài liệu tham khảo:

  1. Low Back Pain And Radicular Pain: Assessment And Management- KCE REPORT 287CS- Good Clinical Practice
  2. Low back pain and radiculopathy – Handbook of Neurosurgery (2019)
  3. Assessment of Patient-Reported Outcome Instruments to Assess Chronic Low Back Pain (https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28340111/)

Ghi chú:

  • Văn bản được phát hành lần đầu.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
13

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia