MỚI

Clinical pathway chẩn đoán và điều trị đa chấn thương

Ngày xuất bản: 16/04/2022

Clinical pathway chẩn đoán và điều trị đa chấn thương áp dụng cho bác sỹ, điều dưỡng chuyên ngành Hồi sức – Cấp cứu. 

Người thẩm định:  Phùng Nam Lâm

Người phê duyệt:  Phùng Nam Lâm 

Ngày phát hành: 03/08/2021

Phần 1: Đánh giá và chẩn đoán

Phụ lục A, B, C

Phụ lục D,E,F,G

Phần 2: Điều trị

Phụ lục H: Xử trí ban đầu người bệnh 
Nhận địnhPhát hiện Xử trí
Chảy máu lớn
  • Chảy máu lớn bên ngoài
  • Ép trực tiếp/băng áp lực
  • Thực hiện garo nếu chảy máu nhiều, băng ép trực tiếp không hiệu quả (cần ghi chép thời gian garo)
Tắc nghẽn

đường thở

  • Trạng thái tinh thần bị thay đổi: kích động, lo lắng.
  • Tắc nghẽn đường hô hấp trên: tiếng ngáy, tiếng rít, tiếng lọc xọc trong cổ, khàn giọng, lệch khí quản.
  • Tăng công thở: Co rút, sử dụng các phụ
  • Cố định cột sống cổ
  • Hạn chế di động cột sống cổ khi có chỉ định, bộc lộ để phát hiện tổn thương vùng cổ/đe dọa đường thở
  • Nâng hàm để mở đường thở, hút dịch hầu họng và lấy dị vật nếu có; bóp bóng qua mask mũi miệng cho đến khi đường thở được thiết lập; duy trì an thần đầy đủ sau khi đặt nội khí quản
  • Cân nhắc đặt canuyn miệng họng hoặc mũi họng hoặc mask thanh quản
Suy hô hấp
  • Ngừng thở/thở yếu
  • Dấu hiệu tràn khí màng phổi áp lực
  • Hít phải khói
  • Hỗ trợ hô hấp bằng bóp bóng qua mặt nạ mũi miệng, chuẩn bị thuốc cho đặt nội khí quản
  • Sử dụng eFAST để phát hiện tràn khí màng phổi áp lực/tràn máu màng phổi và/hoặc tràn máu màng ngoài tim có ép tim
  • Làm giảm áp khoang màng phổi: bằng kim/mở màng phổi, đặt ống dẫn lưu
  • Cân nhắc mở màng phổi và đặt ống dẫn lưu màng phổi cho tất cả bệnh nhân có tràn khí màng phổi đã được đặt nội khí quản
Sốc mất máu
  • Da lạnh, nhịp tim nhanh, tăng thời gian đổ đầy mao mạch
  • Huyết áp hạ là dấu hiệu muộn của sốc
  • Tìm nguồn chảy máu:

 – Đầu/da dầu

 – Ngực/bụng/khung chậu/xương dài

 –  Thực hiện eFAST tại giường

  • Xác định và Kiểm soát – chảy máu bên trong và chảy máu bên ngoài
  • Băng ép trực tiếp nếu có thể; cân nhắc garô nếu chảy máu nặng ở đầu chi
  • Cố định khung chậu nếu huyết động không ổn định/chấn thương khung chậu đã biết hoặc nghi ngờ
  • Truyền nhanh (40 ml/kg) dung dịch muối đẳng trương hoặc Ringer lactat, sau đó truyền khối hồng cầu (10- 20 ml/kg) sớm nhất có thể, truyền nhắc lại nếu cần. Chuyển sang truyền khối hồng cầu sớm hơn nếu không/đáp ứng
  • Cân nhắc truyền axit Tranexamic, liều đầu 15-30 mg/kg (tối đa 2000 mg) trong thời gian từ 10 đến 20 phút; sau đó duy trì 5-10 mg/kg/giờ trong thời gian dưới 8 giờ hoặc đến khi máu ngừng chảy. Không bắt đầu sử dụng Tranexamic nếu thời gian > 3h sau chấn thương.
  • Hội chẩn với bác sỹ chuyên khoa phù hợp với nguyên nhân chảy máu để xử trí cầm máu
Chấn thương sọ não nặng
  • Điểm Glasgow <=8
  • Chỉ đáp ứng với đau hoặc không đáp ứng (AVPU)
  • Đặt đầu cao 30 độ và thẳng 
  • Sử dụng thuốc an thần khi đặt nội khí quản trong khi duy trì cố định cột sống cổ, duy trì ETCO2 35-40 mmHg
Thoát vị não
  • Đồng tử giãn và cố định một bên
  • Tam chứng Cushing: nhịp tim giảm, tăng huyết áp, nhịp thở không đều
  • Duy trì an thần phù hợp
  • Hội chẩn phẫu thuật thần kinh và cân nhắc dự phòng co giật
  • Nếu có thoát vị não:

 – Sử dụng NaCl 3% 5 ml/kg/liều (tối đa 250 ml/liều) trong thời gian 10 phút (nhắc lại nếu cần) và/hoặc Monitol 1 g/kg/liều trong 15 phút.

 –  Thực hiện tăng thời gian thông khí ngắn cho đến khi đồng tử có phản ứng, dấu hiệu sinh tồn ổn định

Chấn thương tủy
  • Thiếu hụt cảm giác, vận động khu trú
  • Dấu hiệu tổn thương bên ngoài
  • Bất động/cố định để bảo vệ cột sống
  • Hội chẩn phẫu thuật thần kinh, chấn thương chỉnh hình, thực hiện chẩn đoán hình ảnh hoặc chuyển phòng mổ theo chỉ định
Sốc tủy
  • Tụt huyết áp kết hợp với nhịp tim chậm
  • Dấu hiệu liệt thần kinh khu trú
  • Dấu hiệu tổn thương bên ngoài
  • Bất động/cố định để bảo vệ cột sống
  • Thuốc vận mạch: Noradrenaline
  • Đặt nội khí quản nếu có chỉ định
  • Hội chẩn phẫu thuật thần kinh, chấn thương chỉnh hình, chuyển phòng mổ để phẫu thuật theo chỉ định
Bộc lộ
  • Cắt bỏ quần áo và bộc lộ toàn thân để dễ dàng cho thăm khám và tránh bỏ sót tổn thương
  • Đồng thời phải ủ ấm bệnh nhân, máu và dịch truyền.
  • Nếu bệnh nhân không ổn định, bất tỉnh: cắt bỏ quần áo bệnh nhân để được bộc lộ nhanh chóng và an toàn

 

 

Phụ lục I: Chăm sóc và điều trị tiếp theo 
1.  Hội chẩn:

• Ngoại thần kinh: chấn thương sọ não.

• Chấn thương chỉnh hình: chấn thương tủy sống, gãy xương, vết thương thuộc các chi

• Thẩm mỹ, phẫu thuật hàm mặt: tổn thương vùng hàm mặt.

• Tai mũi họng: chấn thương tai, mũi, khí quản.

• Ngoại tiêu hóa: tổn thương tạng đặc/tạng rỗng, chảy máu trong ổ bụng

• Ngoại lồng ngực, mạch máu: chấn thương ngực, mạch máu.

• Ngoại tiết niệu: chấn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo

2. Điều trị khác:

• XQ can thiệp: các chấn thương gây tổn thương động mạch có chỉ định can thiệp nội mạch

• Tiếp tục chú ý, tái đánh giá và xử trí các vấn đề liên quan đến Cabcd

• Xử trí đau:

– Sử dụng Fentanyl liều 1 mcg/kg/lần IV (tối đa 50 mcg/lần), nhắc lại nếu cần hoặc nếu huyết động ổn định có thể dùng Morphin 0,1 mg/kg/liều, (tối đa 10 mg/liều), nhắc lại nếu cần

– Cố định xương dài bị gãy, cố định khung chậu

• Sử dụng thuốc an thần ở bệnh nhân có đặt nội khí quản:

–  Fentanyl 1 mcg/kg/h IV và Midazolam 50 mcg/kg/h nếu huyết động ổn định

Kháng sinh/tiêm huyết thanh dự phòng uốn ván cho gãy xương hở, vết thương ngoài da.

Phần 3: Hướng giải quyết người bệnh

Phụ lục J: Định hướng giải quyết người bệnh 
Lưu theo dõi tại cấp cứu
  • Áp dụng người bệnh có tình trạng bệnh chuyển biến cần điều trị, theo dõi sát và bác sĩ cần có thêm thông tin lâm sàng/ xét nghiệm nhằm xác định hướng điều trị tiếp theo cho người bệnh
  • Tùy theo tình trạng lâm sàng và mức độ phân loại người bệnh điều dưỡng sẽ theo dõi, đánh giá dấu hiệu sinh tồn và các dấu hiệu lâm sàng cấp tính theo quy định.
  • Thời gian lưu theo dõi người bệnh tại khoa Cấp cứu: Sau khi đánh giá, phân loại và thực hiện các can thiệp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch. Trong vòng 12 giờ phải chuyển người bệnh đến khoa Hồi sức tích cực hoặc một chuyên khoa phù hợp để điều trị tiếp nếu điều kiện người bệnh cho phép
  • Khi số lượng người bệnh vượt quá khả năng tiếp nhận, theo dõi của khoa Cấp cứu mà không thể chuyển người bệnh đến các khoa điều trị thì thực hiện theo “Hướng dẫn giải quyết tình trạng quá tải phòng nội trú”“Quy định nhập viện”
Nhập nội trú
  • Những người bệnh trong tình trạng ổn định:
  • Nhập viện trong vòng 1 giờ sau khi có chỉ định và được sự đồng ý hoặc theo yêu cầu của người bệnh.
  • Bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu thực hiện bàn giao toàn bộ hồ sơ bệnh án và kết quả cận lâm sàng tại khoa nội trú theo “Quy định nhập viện”
  • Người bệnh trong tình trạng không ổn định, cần hồi sức tích cực hoặc can thiệp ngoại khoa được vận chuyển vào ICU hoặc phòng mổ theo “Hướng dẫn vận chuyển người bệnh”
  • Trường hợp người bệnh đang được lưu theo dõi tại cấp cứu theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa thì quyết định nhập viện và thực hiện các thủ tục liên quan sẽ do bác sỹ chuyên khoa thực hiện
Ra viện từ khoa Cấp cứu
  • Bệnh nhân đa chấn thương cần được điều trị và theo dõi tại bệnh viện
  • Trường hợp người bệnh yêu cầu dừng điều trị, ra viện không theo chỉ định của bác sĩ: thực hiện theo quy định “Hướng dẫn về việc ra viện không theo chỉ định của bác sĩ”.
  • Bệnh nhân cần được định hướng chuyển đến cơ sở y tế phù hợp để điều trị tiếp
Chuyển viện
  • Những người bệnh sau khi được xử trí cấp cứu, đảm bảo chức năng sống, xét thấy ngoài khả năng chuyên môn để tiếp tục điều trị tại bệnh viện Vinmec và vì lợi ích thực sự của người bệnh, sẽ được vận chuyển đến bệnh viện có chức năng cao hơn theo quyết định chuyên môn hoặc theo nguyện vọng của người bệnh hoặc gia đình người bệnh.
  • Bệnh viện đảm bảo cơ sở tiếp nhận người bệnh có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh.
  • Người bệnh được chuyển viện theo “Quy trình chuyển viện”.
Tử vong
  • Nếu có thân nhân: giải quyết tử thi theo nguyện vọng của thân nhân (chuyển xuống nhà đại thể của bệnh viện, chuyển đến nhà tang lễ/nhà đại thể nơi khác, đưa tử thi về nhà).
  • Nếu không có thân nhân: chuyển tử thi xuống nhà đại thể của bệnh viện
Đối với bệnh nhân nằm viện
  • Tổn thương chấn thương hiện có.
  • Tiên lượng, biến chứng.
  • Phác đồ điều trị cụ thể, chi tiết.
  • Chi phí điều trị, thời gian lưu viện dự kiến.
  • Các biện pháp dự phòng chấn thương…
Đối với bệnh nhân ra viện
  • Tổn thương chấn thương hiện có.
  • Tiên lượng, biến chứng.
  • Phác đồ điều trị cụ thể, chi tiết.
  • Cách thức theo dõi, xử trí các dấu hiệu bất thường
  • Thời gian, kế hoạch tái khám
  • Các biện pháp dự phòng chấn thương

 

Phụ lục K: Những quy trình chuyên môn liên quan
Tiểu banChuyên ngànhTên quy trình
NgoạiMắtHướng dẫn xử trí chấn thương vùng mắt

Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí bệnh nhân chấn thương

Hướng dẫn lâm sàng – Quy trình cấp cứu chấn thương bụng

Hướng dẫn lâm sàng – Quy trình cấp cứu chấn thương cột sống

Hướng dẫn lâm sàng – Quy trình cấp cứu chấn thương mắt

Hướng dẫn lâm sàng – Quy trình cấp cứu chấn thương ngực kín

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chấn thương sọ não nặng ở người lớn

Hướng dẫn lâm sàng – Đa chấn thương

Hướng dẫn kĩ thuật nẹp cổ cứng và cột sống ở bệnh nhân chấn thương/nghi ngờ chấn thương cột sống

Hướng dẫn kĩ thuật sơ cứu người bệnh chấn thương khớp gối.

Bộ hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn – quy trình chung: Quy trình nhập viện

Bộ hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn – quy trình chung: Hướng dẫn giải quyết tình trạng quá tải giường nội trú

Bộ hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn – quy trình chung: Hướng dẫn về việc ra viện không theo chỉ định của bác sĩ

Bộ hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn – quy trình chung: Quy trình chuyển viện

HSCCCấp cứu
Điều dưỡngSơ cấp cứu chấn thương
Khối Chuyên mônQuy trình chung

Checklist chẩn đoán và điều trị đa chấn thương

Hướng dẫn:

Tiêu chuẩn: Mỗi HSBA được đánh giá là Đạt theo checklist phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

Những tiêu chí có đánh dấu *: là tiêu chuẩn bắt buộc phải đạt trong quá trình đánh giá (nếu chỉ cần 1 trong những tiêu chí có dấu * không đạt thì coi như HSBA đó là ko đạt)

Đảm bảo về số lượng những tiêu chí còn lại (không có dấu sao) đạt 90%

Tài liệu tham khảo

1) Ali Raja and Richard D Zane: Initial management of trauma in adults, last updated: Oct 01, 2019. https://www.uptodate.com/contents/initial-management-of-trauma-in-adults

2) C.T. Wilson and A.Clebone: Initial assesement ant management of the trauma patient; https://www.researchgate.net/publication/286401634_Initial_Assessment_and_Management_of_the_Trauma_Patient

3) Christopher F. Richards and John C. Maybery: Initial management of the trauma patient; Crit Care Clin 20 (2004) 1 – 11.

4) Justin Sobrino and Shahid Shafi: Timing and causes of death after injuries; Proc (Bayl Univ Med Cent) 2013;26(2):120–123; https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3603725/pdf/bumc0026-0120.pdf

Từ viết tắt:

Chữ viết tắtTiếng AnhTiếng Việt
AVPU Alert, Verbal, Pain,

Unresponsive

Thang điểm AVPU: Alert (Tỉnh), Verbai (đáp ứng lời nói), Pain (đáp ứng với đau), Unresponsive (không đáp ứng)
C.T. scan Computed tomography scan Chụp cắt lớp vi tính
eFAST Extended focused assessment

with sonography in trauma 

Siêu âm cấp cứu tại giường cho bệnh nhân chấn thương
IV Intravenous injection/perfusion Tiêm/truyền tĩnh mạch
MRI Magnetic resonance imaging Chụp cộng hưởng từ
AVPU Alert, Verbal, Pain,

Unresponsive

Thang điểm AVPU: Alert (Tỉnh), Verbai (đáp ứng lời nói), Pain (đáp ứng với đau), Unresponsive (không đáp ứng)
C.T. scan Computed tomography scan Chụp cắt lớp vi tính

Ghi chú:
 Văn bản được phát hành lần đầu.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
5

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia