MỚI

Chụp x-quang bụng không chuẩn bị

Ngày xuất bản: 14/06/2022
icon-toc-mobile

Chụp x-quang bụng không chuẩn bị áp dụng cho các khoa Chẩn đoán hình ảnh trong toàn hệ thống Vinmec.

  • Người thẩm định: Trưởng tiểu ban chẩn đoán hình ảnh
  • Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
  • Ngày phát hành:   22/08/2020                          Ngày hiệu chỉnh:15/08/2020 

1. Định nghĩa và các khái niệm liên quan:

  • Chụp x-quang ổ bụng không chuẩn bị là kỹ thuật dùng tia X để thăm khám các tạng và cấu trúc ở vùng bụng.
  • Kỹ thuật đơn giản, tuy nhiên sẽ gặp khó khăn khi chụp nếu người bệnh quá đau không thể đứng được, lúc đó thực hiện chụp bụng tư thế nằm nghiêng phải, nghiêng trái.

2. Chỉ định/ Chống chỉ định chụp x-quang bụng:

2.1. Chỉ định

  • Đau bụng cấp không biết nguyên nhân;
  • X-quang bụng cũng được chỉ định khi lâm sàng nghi ngờ:
chụp x-quang bụng
Chỉ định chụp x-quang bụng khi nghi ngờ bệnh nhân bị tắc ruột
  • X-quang bụng cũng có thể được sử dụng để kiểm tra:
    • Trước và sau đặt dẫn lưu
    • Trước chụp cản quang ống tiêu hóa, chụp niệu đồ tĩnh mạch, chụp đường mật…

2.2.  Chống chỉ định

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối.
  • Chống chỉ định tương đối: phụ nữ có thai.
chụp x-quang bụng
Xem xét, cân nhắc thực hiện chụp x-quang bụng cho phụ nữ đang mang thai

3. Dụng cụ/ thiết bị/ vật tư/ thuốc:

3.1. Dụng cụ:

  • Đồ bảo hộ chống tia X, liều kế cá nhân cho bác sỹ và kỹ thuật viên.
  • Ghế, giá đỡ người bệnh (trường hợp người bệnh chụp tư thế ngồi).

3.2. Thiết bị/ vật tư:

  • Máy chụp X-quang chuyên dụng
  • Tấm cảm biến kỹ thuật số/ tấm nhận ảnh/ Phim, Cassette (phim để trong Cassette).
  • Các cỡ phim phù hợp.

3.3. Thuốc:

  • Không sử dụng thuốc cản quang.

4. Địa điểm thực hiện:

  • Phòng chụp X-quang.

5. Quy trình kỹ thuật thực hiện:

5.1. Chụp x-quang bụng không chuẩn bị tư thế đứng sau – trước PA (đối với trẻ em và người lớn).

  • Phim và lưới chống mờ đặt dọc trên giá treo phim.
  • Người bệnh đứng trước giá treo phim.
  • Bụng áp sát vào phim, hai tay vòng ra trước ôm lấy giá treo phim/ đưa tay lên ôm đầu.
  • Điều chỉnh cột sống thắt lưng vào giữa phim theo trục dọc.
  • Mặt phẳng chính diện vuông góc với phim, mặt phẳng ngang song song với phim
  • Đặt cạnh trên cassette cao hơn mũi xương ức 3 – 5cm, nếu người người bệnh quá cao không lấy hết được từ vòng hoành tới khớp mu sẽ chụp 2 lần, lần 1 lấy được cao hơn vòm hoành 3cm, lần 2 lấy tới khớp mu.
  • Tia trung tâm: bóng X-quang chiếu ngang vuông góc với phim khu trú vào trên điểm giữa đường nối hai mào chậu 3 – 5cm, tia ra trung tâm phim.
  • Tiêu chuẩn chụp:
    • Hiệu điện thế U ~ 80 KV,
    • Cường độ dòng điện I ~ 60mAs,
    • Khoảng cách D ~ 1 mét,
    • Có lưới chống mờ.
  • Chụp lúc người bệnh nín thở tránh nhòe hình.
  • Trong một số trường hợp đặc biệt ta có thể chụp thêm một số tư thế như: Tư thế nằm nghiêng phải hoặc trái, bóng X-quang chiếu vuông góc với phim.

5.2. Chụp x-quang bụng tư thế nằm nghiêng (đối với trẻ em và người lớn)

  • Chụp X-quang bụng tư thế nằm nghiêng được thực hiện trong những trường hợp người bệnh quá yếu không đứng được. Tư thế này giúp “chẩn đoán những bệnh lý bụng cấp như khí trong ổ phúc mạc, mức nước, mức hơi trong ruột.
  • Người bệnh nằm nghiêng trái trên bàn chụp khoảng 10 -15 phút trước chụp, giúp khí di chuyển lên cao hoặc mức dịch xuống dưới.
  • Hai gối người bệnh gấp nhẹ chồng lên nhau, hai tay đưa cao lên phía đầu hoặc ôm lấy đầu đảm bảo mặt phẳng ngang vuông góc với bàn chụp
  • Đặt cassette vuông góc với bàn chụp và áp sát lưng người bệnh. Cạnh trên cassette cao hơn mũi xương ức 3 – 5cm, nếu người người bệnh quá cao không lấy hết được từ vòng hoành tới khớp mu sẽ chụp 2 lần, lần 1 lấy được cao hơn vòm hoành 3cm, lần 2 lấy tới khớp mu.
  • Mặt phẳng chính diện song song với bàn chụp, mặt phẳng ngang vuông góc với bàn chụp.
  • Tia trung tâm: bóng X-quang chiếu ngang vuông góc với phim khu trú vào trên điểm giữa đường nối hai mào chậu 3 – 5cm, tia ra trung tâm phim.
  • Tiêu chuẩn chụp:
    • Hiệu điện thế U ~ 80 KV,
    • Cường độ dòng điện I ~ 60mAs,
    • Khoảng cách D ~ 1 mét,
    • Có lưới chống mờ.
  • Chụp lúc người bệnh nín thở tránh nhòe hình

5.3. Chụp x-quang bụng không chuẩn bị tư thế đứng trước – sau A – P (đối với trẻ sơ sinh).

  • Người giữ trẻ sơ sinh được mặc đồ bảo hộ bức xạ. Cassette được đặt phía trước ngực – bụng của người giữ.
  • Người giữ trẻ sơ sinh cầm 2 hõm lách của trẻ sơ sinh. Sao cho, lưng của trẻ sơ sinh áp sát vào Cassette, mặt phẳng chính diện vuông góc và vào giữa Cassette, mặt phẳng ngang song song với tấm Cassette.
  • Cạnh trên của Cassette lấy được từ giữa xương ức.
  • Mặt người giữ và trẻ sơ sinh quay về phía máy chụp X-quang.
  • Tia trung tâm bóng X-quang chiếu vuông góc với Cassette khu trú vào đường nối giữa 2 màu chậu trước trên.
  • Hằng số chụp: không có tiêu chuẩn chụp cho mọi người bệnh mà tùy thuộc vào máy và thể trạng người bệnh gầy hay béo.
  • Thông thường tiêu chuẩn chụp như sau:
    • Hiệu điện thế U ~55 KV,
    • Cường độ dòng điện I~ 20 nAs,
    • Khoảng cách D ~ 1 mét,
    • Không có lưới chống mờ.

5.4. Đối với trẻ em không có hậu môn

  • Dán một miếng băng dính có gắn một miếng chì nhỏ ở bên ngoài hậu môn để đánh dấu vị trí của hậu môn.
  • Cầm chân người bệnh dốc ngược lên, đầu người bệnh quay xuống dưới. Sao cho, chân trái người bệnh thẳng trục của chân trái song song với trục của xương cột sống, chân phải gập lại trục của xương đùi phải vuông góc với trục của xương cột sống.
  • Mặt người bệnh quay về phía người giữ
  • Tia trung tâm bóng X-quang chiếu vuông góc với phim khu trú vào điểm ngang mào chậu bên đối diện bên đối diện, tia ra giữa phim.
  • Mặt phẳng chính diện vuông góc với Cassette, mặt phẳng ngang song song với Cassette
  • Hằng số chụp: không có tiêu chuẩn chụp cho mọi người bệnh mà tùy thuộc vào máy và thể trạng người bệnh gầy hay béo.
  • Thông thường tiêu chuẩn chụp như sau:
    • Hiệu điện thế U ~ 55KV,
    • Cường độ dòng điện I ~ 20 mAs,
    • Khoảng cách D ~1 mét,
    • Không có lưới chống mờ.

6. Tai biến/ biến chứng:

  • Choáng khi đứng chụp do đau: Khi người bệnh quá đau, không đứng được cần để nằm chụp nghiêng.

7. Check-list:

STTNội dung cần thực hiện
1
  • Xác định nhóm người bệnh theo tuổi (người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh) Xác định tình trạng người bệnh (có thể đứng, ngồi hay nằm)
2
  • Kiểm tra dụng cụ/điều kiện cần thiết để có thể tiến hành thủ thuật.
3
  • Kiểm tra phòng chụp, máy chụp đảm bảo có thể tiến hành thủ thuật (ánh sáng, mức độ riêng tư, máy chụp sẵn sàng)
4
  • Kiểm tra giấy chỉ định của người bệnh (tên thủ thuật, và các lưu ý khác)
LẬP KẾ HOẠCH
5
  • Đảm bảo người bệnh hiểu rõ về kỹ thuật chụp (tình trạng mang thai đối với phụ nữ, thay quần áo (nếu cần), tư thế chụp) và đồng ý chụp
6
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho thủ thuật (dụng cụ chính xác và đầy đủ).
THỰC HIỆN
7
  • Định danh người bệnh, đảm bảo người bệnh hiểu rõ về quy trình và đồng ý thực hiện thủ thuật.
8
  • Sát khuẩn tay.
9
  • Nhập thông tin người bệnh vào máy chụp (PID, đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh).
10
  • Đặt người bệnh đảm bảo người bệnh ở tư thế phù hợp, an toàn và đúng tư thế kỹ thuật:
  • Hướng dẫn người bệnh tư thế chụp đứng thẳng: Người bệnh đứng trước giá treo phim, áp sát bụng (trường hợp chụp đứng thẳng) hai tay đưa lên phía trên hoặc vòng ra sau ôm lấy tấm nhận ảnh, áp sát bên phải hoặc trái (đối với chụp nằm nghiêng) hai tay ôm gáy.
11
  • Điều chỉnh sao cho: Trục dọc cột sống vào giữa phim.(có cần công đoạn này chèn vào không?)
13
  • Che chắn các bộ phận không cần chụp như vùng sinh dục
14
  • Hướng dẫn người bệnh phối hợp trong lúc chụp (không di chuyển trong khi chụp)
15
  • Bóng phát tia cách tấm nhận ảnh 100cm và khu trú chùm tia lấy đủ bộ phận cần chụp.
  • Tia trung tâm chiếu vuông góc tới tấm nhận ảnh
  • Tia trung tâm vào trên đường nối của hai mào chậu ~ 5 cm
16
  • Thông số chụp: khoảng 80 kV tùy theo độ dày cơ thể người bệnh, 25 mAs.
17
  • Tiến hành phát tia trong khi người bệnh giữ được đúng tư thế kỹ thuật.
18
  • Hướng dẫn người bệnh người bệnh sau khi kết thúc thủ thuật (ra ngoài thay đồ, chờ kết quả hoặc tiếp tục thực hiện các thăm khám khác).
19
  • Vệ sinh máy móc, cassette và  các vật liệu che chắn…
LƯỢNG GIÁ
20
  • Phim chụp rõ nét.
  • Lấy được vòm hoành hai bên xuống dưới (có thể lấy được khớp mu), cơ hoành rõ nét không bị nhòe.
  • Trục cột sống cân đối ở giữa phim, xương sườn, cánh chậu, khớp háng hai bên cân đối qua trục cột sống.
  • Thấy được một số xương sườn cuối.
  • Thấy được đáy phổi vùng tiếp giáp với vòm hoành.
  • Hằng số chụp tốt nhất sẽ thể hiện nhìn thấy được bóng của gan, thận.
  • Trên phim đúng họ tên người bệnh, PID và ngày tháng năm sinh, ngày tháng năm chụp.
21
  • Bổ sung thông tin: Kết thúc chụp, xử lý hình ảnh trên máy tính, kiểm tra chất lượng ảnh, đối chiếu thông tin người bệnh, in phim, chuyển Bác sỹ Chẩn đoán hình ảnh và lên hệ thống lưu trữ hình ảnh (PACS) để Bác sỹ đọc kết quả.
  • Tiến hành in phim: In 1 phim kích thước 24 x 30 cm (đối với trẻ em), in phim kích thước 30 x 40 (đối với người lớn).
  • Lưu ý: đánh dấu đúng bên: dấu R (bên phải), hoặc dấu L (bên trái).
22Ghi chép hồ sơ theo quy định (tích vào ô đã thực hiện)

8. Tư vấn, giáo dục sức khỏe trước và sau khi thực hiện kỹ thuật:

  • Trước khi thực hiện kỹ thuật:
  • Thủ tục khai thác thông tin đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.
  • Giải thích về quy trình chụp.
  • Giải thích một số tư thế chụp bổ sung (nếu có) cho khách hàng.
  • Sau khi thực hiện kỹ thuật: Hướng dẫn người bệnh thay trả quần áo sau khi hoàn tất kỹ thuật. Trong trường hợp người bệnh còn tiếp tục thăm khám tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, mời người bệnh sang chờ làm các kỹ thuật tiếp theo.

Tài liệu tham khảo/ tài liệu liên quan

Từ viết tắt:

  • PACS: Picture archiving and communication system

Ghi chú:

  • Văn bản sửa đổi lần thứ 02, bổ sung cho văn bản “Chụp X – quang bụng không chuẩn bị” – Mã VMEC_CM117 phát hành ngày 10/06/2020.

Sơ đồ / Lưu đồ thực hiện kĩ thuật chuyên môn

facebook
12

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia