MỚI

Chức năng gan thay đổi như thế nào sau phẫu thuật tim?

Ngày xuất bản: 02/05/2023

Chức năng gan thay đổi sau phẫu thuật tim hở là vấn đề thường gặp.Tuy nhiên, nó có thể gây ra tác động đến chức năng gan. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để cải thiện chức năng gan sau phẫu thuật tim hở. Các kết quả cho thấy rằng, việc sử dụng các phương pháp chẩn đoán chức năng gan và các chế độ chăm sóc đặc biệt có thể giúp cải thiện chức năng gan và giảm tác động đến gan.

1. Cận lâm sàng thay đổi chức năng gan: 

  • Chức năng gan phosphatase kiềm là điều không hiếm sau khi phẫu thuật tim mở. Khoảng 25% bệnh nhân sẽ tăng bilirubin tạm thời (Bilirubin toàn phần> 3 mg / dL), với tỷ lệ cao hơn được ghi nhận ở bệnh nhân phẫu thuật sửa hoặc thay van. Tuy nhiên, ít hơn 1% bệnh nhân sẽ có dấu hiệu tổn thương tế bào gan đáng kể có thể tiến triển thành viêm gan mạn tính hoặc suy gan.
  • Bilirubin tăng có thể nhiều nguyên nhân, bilirubin tăng từ hồng cầu bị phá hủy cũng như sự suy giảm chức năng gan, góp phần cho cả tình trạng tăng bilirubin không liên hợp và liên hợp.

2. Các điều kiện thay đổi chức năng sau phẫu thuật: 

2.1. Bệnh gan mạn tính có sẵn:

Điều này có thể được biểu hiện bằng các chỉ số chức năng gan tăng, nhưng đôi khi sẽ được kết hợp với giá trị bình thường. Tuy nhiên, chức năng tổng hợp của gan suy giảm (albumin huyết thanh thấp, INR cao) là một gợi ý cho bệnh gan. Tăng bilirubin ở bệnh nhân suy tim là một trong những dấu hiệu gợi ý cho sự xuất hiện của chức năng gan bất thường sau phẫu thuật.

2.2. Các vấn đề về tim mạch:

  • Suy tim phải gây áp suất tĩnh mạch cửa phải cao gây tắc nghẽn gan hệ tĩnh mạch gan phải.
  • Sốc tim trước phẫu thuật (cơn đau tim cấp tính, hình thành cục máu đông trên van) có thể gây tăng chỉ số chức năng gan liên quan trước phẫu thuật, dẫn đến bệnh nhân có nguy cơ phát triển suy gan và suy đa tạng sau phẫu thuật tim hở.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trên van với dấu hiệu nhiễm trùng có thể gây chức năng gan bất thường.

2.3. Các yếu tố phẫu thuật:

Thời gian kéo dài của tuần hoàn ngoài cơ thể(CPB), các phẫu thuật phức tạp (kết hợp  bắc cầu mạch vành -CABG – thay van, nhiều van), số lượng máu được truyền nhiều hơn trong quá trình phẫu thuật.


Phẫu thuật tim mạch

2.4. Các yếu tố sau phẫu thuật:

Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân ,nhiễm trùng, truyền máu.

2.5. Thuốc:

Bao gồm các statin, acetaminophen và clopidogrel.

3. Cơ chếsinh lý bệnh:

Chức năng gan bất thường có thể do giảm tuần hoàn gan hoặc tắc nghẽn mạch máu toàn thân.

3.1. Tế bào gan bị tổn thương:

  • Suy tim bên phải hoặc van ba lá giãn nặng.
  • Nhiễm trùng gây tổn thương gan do các chất trung gian đáp ứng viêm và độc tố khác; chức năng gan bị tổn thương do nhiễm trùng là một yếu tố nguy cơ chính cho suy đa tạng và tử vong.
  • Viêm gan sau truyền máu: virus viêm gan C hoặc nhiễm cytomegalovirus (muộn).

3.2. Tăng bilirubin

  • Hồng cầu phá hủy(thời gian sử dụng tuần hoàn cơ thể dài, nhiễm trùng,truyền máu số lượng lớn, thuốc)
  • Tắc nghẽn trong gan (viêm gan, hoại tử tế bào gan, tắc nghẽn đường mật sau phẫu thuật, nhiễm trùng,thuốc…)
  • Tắc nghẽn ngoài gan (tắc nghẽn đường mật ngoài gan)

4. Các biểu hiện lâm sàng:

Sự xuất hiện vàng da là một triệu chứng thường gặp của tổn thương tế bào gan hoặc tắc nghẽn đường mật. Suy gan nặng có thể dẫn đến huyết áp thấp, rối loạn đông máu,hạ đường huyết, suy thận hoặc tăng NH3 và nhiễm trùng.

5. Xét nghiệm chẩn đoán: 

Các bất thường  cụ thể thường cho thấy tính chất của vấn đề. Các xét nghiệm bổ sung có thể bao gồm các xét nghiệm phát hiện hồng cầu phá hủy (LDH, haptoglobin trên máu ngoại vi), đánh giá chức năng tim mạch và van tim (siêu âm tim), xác định bệnh đường mật (siêu âm ổ bụng ) hoặc phát hiện viêm gan (kháng nguyên).

6. Điều trị

  • Tăng bilirubin thường là một biến chứng sau phẫu thuật: Mức độ bilirubin sẽ trở lại bình thường dần khi tuần hoàn tốt lên trừ khi có bằng chứng về bệnh lý gan nghiêm trọng ở bên trong. Trong tình huống này, chức năng gan suy giảm tiến triển và không thể cải thiện dẫn đến suy tạng và tử vong.
  • Rối loạn đông máu có thể xảy ra do giảm sản xuất các yếu tố đông máu.
  • Phòng ngừa viêm loét dạ dày nên được sử dụng bằng một trong các thuốc ức chế tiết axit dạ dày (PPI) (pantoprazole 40 mg IV / PO ).
  • Tăng NH3 có thể gây ra bệnh não gan và ở mức độ> 150–200μmol / L có thể gây ra tăng áp lực nội sọ và phù não.Điều này có thể được điều trị bằng:
  • Kiểm soát sốt.
  •  Đối với tăng áp lực nội sọ:
  1. Dung dịch muối ưu trương (NaCl 3%) giữ cho natri huyết thanh <150 mEq / L
  2. Mannitol (2 ml/kg mannitol 20%)
  • Thuốc như lactulose 4 lần/ngày với sorbitol và neomycin uống 6 g mỗi ngày. Chúng có thể có vai trò trong bệnh gan mạn tính nhưng lợi ích của chúng đối với suy gan cấp không rõ ràng.
  • Thay thế thận (hiếm khi dùng)
  • Kểm soát đường huyết nên được giám sát cẩn thận để ngăn ngừa hạ đường huyết.
  • Nên xem xét thiếu vitamin B1 gây ra nhiễm toan acid lactic.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đưa hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại đạt chuẩn vào công tác thăm khám, chẩn đoán và điều trị hỗ trợ các bệnh lý về hồi sức sau phẫu thuật tim

 

 

facebook
6

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia