MỚI

Chẩn đoán và xử trí vỡ tử cung

Ngày xuất bản: 14/04/2022

Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí vỡ tử cung theo chương trình áp dụng cho Bác sĩ và điều dưỡng khoa Sản, Bệnh viện Vinmec. 

Tác giả: Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Thu Hà, Khoa Sản – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Người thẩm định: Trưởng tiểu ban Sản

Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm

Ngày phát hành: 19/11/2020                

I. Đại cương:

– Vỡ tử cung là một trong năm tai biến sản khoa, có thể gây tử vong cho thai nhi và sản phụ.

– Vỡ tử cung có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, nhưng thường gặp nhất trong chuyển dạ.

– Vỡ tử cung có triệu chứng điển hình là do sự vỡ tất cả các lớp của tử cung mà không phải do phẫu thuật, thường kèm chảy máu, có thể tống xuất một phần hoặc các phần thai và phần phụ của thai vào ổ bụng.

II.  Chẩn đoán

1. Vỡ tử cung trong thai kỳ.

Thường xảy ra trên tử cung có sẹo mổ cũ hoặc dị dạng.

a. Triệu chứng toàn thân:

– Dấu hiệu choáng, da mặt tái nhợt, chân tay lạnh, vã mồ hôi.

– Mạch nhanh, huyết áp hạ, nhịp thở nhanh, thở nông.

b. Triệu chứng cơ năng:

– Đột ngột đau nhói vùng tử cung, chỗ sẹo mổ cũ.

– Ra huyết âm đạo.

c. Triệu chứng thực thể:

– Nhìn: bụng có thể biến dạng

– Sờ: thấy các phần thai nhi nằm ngay dưới da bụng, không sờ thấy đáy tử cung nếu thai bị đẩy ra khỏi buồng tử cung

– Có phản ứng thành bụng

– Đau nhói vùng vết mổ cũ

– Gõ bụng: Bụng đục toàn bộ

– Nghe tim thai : tim thai suy hoặc không còn nghe được

– Khám âm đạo thấy ngôi thai rất cao hoặc không thấy ngôi thai khi thai bị đẩy vào ổ bụng, máu đỏ tươi theo găng.

d.  Cận lâm sàng:

– Hematocrit giảm, Hemoglobin, Hồng cầu giảm

– Có thể tăng bạch cầu

Siêu âm: nếu vỡ tử cung hoàn toàn sẽ thấy trong ổ bụng có thai nhi, tim thai không đập hoặc suy, dịch ổ bụng

2. Vỡ tử cung trong chuyển dạ.

2.1. Dọa vỡ tử cung trong thời kỳ chuyển dạ: Chỉ xảy ra trên tử cung không có sẹo mổ cũ

a. Triệu chứng toàn thân:

– Thai phụ choáng, mạch nhanh, huyết áp hạ..

b. Triệu chứng cơ năng:

– Thai phụ đau bụng nhiều

– Cơn co tử cung dồn dập, mạnh

c. Triệu chứng thực thể:

-Dấu hiệu vòng Band (+), tử cung có hình quả bầu nậm

-Dấu hiệu Frommel (+): hai dây chằng tròn bị kéo dài, căng lên như hai sợi dây đàn

-Tim thai có thể bình thường, không đều hoặc suy

– Khám âm đạo thấy đầu cao chưa lọt, các dấu hiệu bất xứng đầu chậu, có thể phát hiện các nguyên nhân, khung chậu hẹp, ngôi bất thường.

2.2 Vỡ tử cung

a. Triệu chứng toàn thân:

-Choáng, da xanh, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh.

-Mạch nhanh, khó bắt, hạ huyết áp

b. Triệu chứng cơ năng:

Sản phụ có dấu hiệu dọa vỡ, đột ngột đau nhói sau đó bớt đau nhưng tổng trạng xấu dần

– Xuất huyết âm đạo

Nước tiểu có thể có màu đỏ

c. Triệu chứng thực thể:

– Nhìn bụng có thể biến dạng

– Sờ nắn có phản ứng thành bụng, đau nhói nơi vết vỡ, sờ thấy thai nhi, không sờ thấy đáy tử cung do thai nhi bị đẩy ra khỏi buồng tử cung

– Gõ đục vùng thấp hoặc gõ đục toàn ổ bụng

– Tim thai suy hoặc không nghe được tim thai

– Khám âm đạo có thể không còn thấy ngôi thai, máu đỏ tươi theo găng

– Trường hợp vỡ tử cung sau sinh thường, sinh hỗ trợ: thấy máu đỏ tươi chảy từ lòng tử cung, có thể có choáng, kiểm soát tử cung có thể thấy vết vỡ ở đoạn dưới tử cung, vết rách cổ tử cung lan đến đoạn dưới tử cung. Trong trường hợp tử cung có sẹo mổ cũ, khi kiểm soát tử cung có thể thấy vết sẹo mổ cũ không còn nguyên vẹn liên tục, bị mỏng hoặc rách nứt.

d. Triệu chứng cận lâm sàng:

– Siêu âm có thể thấy thai nằm trong ổ bụng, không thấy hoạt động tim thai, thấy tổn thương ở tử cung, dịch trong ổ bụng…

– Xét nghiệm công thức máu: thiếu máu

e. Các hình thái lâm sàng:

– Vỡ tử cung hoàn toàn: tử cung bị tổn thương toàn bộ các lớp từ niêm mạc, đến cơ tử cung và phúc mạc. Thường thai và rau bị đẩy vào trong ổ bụng.

– Vỡ tử cung dưới phúc mạc: tử cung bị tổn thương lớp niêm mạc và cơ, lớp phúc mạc còn nguyên vẹn. Thai và rau vẫn nằm trong tử cung.

– Vỡ tử cung phức tạp: vỡ tử cung hoàn toàn kèm theo tổn thương tạng xung quanh như bàng quang, niệu quản, mạch máu, …

– Vỡ tử cung ở người có sẹo mổ cũ: thường vết mổ bị nứt một phần, ít chảy máu. Nhiều khi chỉ chẩn đoán được khi mổ lấy thai hoặc khi kiểm soát tử cung.

– Chẩn đoán phân biệt với rau tiền đạo, rau bong non.

III. Xử trí

1. Nguyên tắc:

– Hồi sức nội khoa song song với cấp cứu sản khoa.

– Phẫu thuật cấp cứu

– Giải thích với người bệnh và gia đình nguy cơ của mẹ và con:

+ Đối với mẹ: mất máu nhiều, rách khó bảo tồn có thể phải cắt tử cung, nguy hiểm đến tính mạng

+ Đối với con: thai suy hô hấp nặng hoặc có thể tử vong

2. Vị trí cụ thể:

a. Dọa vỡ tử cung

– Xử trí ngay bằng thuốc giảm co tử cung và lấy thai.

– Nếu đủ điều kiện thì lấy thai đường dưới bằng Forceps, nếu không đủ điều kiện thì mổ lấy thai.

b. Vỡ tử cung

Hồi sức nội khoa, đồng thời chuẩn bị đánh giá xử trí cấp cứu sản khoa.

– Đánh giá và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở.

– Cho sản phụ nằm đầu thấp, ủ ấm, thở oxy.

– Lập đường truyền tĩnh mạch, bù khối lượng tuần hoàn bằng truyền dịch đẳng trương Ringer lactat, Natrichlorua 0,9%; dung dịch cao phân tử như Gelafuldin, Heasteril; truyền máu và các chế phẩm của máu. Lượng dịch, máu truyền và tốc độ truyền phụ 

– Thuộc tình trạng sản phụ và lượng máu mất.

Kháng sinh liều cao.

– Thông tiểu và theo dõi lượng nước tiểu.

– Phẫu thuật: mổ lấy thai ( nếu ngôi thai chưa lọt), hoặc lấy thai đường âm đạo sau đó phẫu thuật xử trí vỡ tử cung

+ Tùy tổn thương tử cung và nguyện vọng sinh đẻ của sản phụ mà quyết định cắt tử cung hay bảo tồn tử cung.

+ Chỉ bảo tồn tử cung khi điều kiện cho phép: người bệnh trẻ tuổi muốn còn sinh đẻ, vết rách mới, gọn không nham nhở.

+ Phẫu thuật cắt tử cung bán phần hoặc hoàn toàn. Nếu có tổn thương cổ tử cung thì nên cắt tử cung hoàn toàn.

+ Kiểm tra kỹ các tạng liên quan, nhất là niệu quản và bàng quang, mời bác sỹ chuyên khoa để xử trí các tổn thương kịp thời tránh bỏ sót.

IV. Biến chứng

  1. Tử vong mẹ và thai: nếu không được xử trí kịp thời
  2. Cắt tử cung: tỷ lệ cắt tử cung cao ở những trường hợp vỡ tử cung
  3. Tổn thương tạng: có thể tổn thương bàng quang, niệu quản, mạch khi vỡ tử cung và trong khi phẫu thuật xử trí vỡ tử cung.

V. Phòng bệnh

  1. Quản lý thai nghén, phát hiện các trường hợp thai nghén có nguy cơ cao chảy máu sau đẻ như đẻ nhiều lần, có vết mổ ở tử cung, bất tương xứng thai- khung chậu,…
  2. Sử dụng thuốc tăng co tử cung đúng chỉ định và liều lượng.
  3. Thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản khoa đúng chỉ định, đủ điều kiện và đúng kỹ thuật.

Tài liệu tham khảo

  • Phác đồ điều trị sản phụ khoa Bệnh viện Từ Dũ 2019.
  • Phác đồ điều trị Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

 

facebook
5

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia