Chẩn đoán và điều trị thiếu máu thiếu sắt trong xuất huyết tiêu hóa: Tổng quan tài liệu có hệ thống
Thiếu máu thiếu sắt xuất hiện ở trên 60% bệnh nhân có xuất huyết tiêu hoá, tuy vậy chưa có nhiều hướng dẫn dành riêng cho các đối tượng này. Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra các khuyến nghị để chẩn đoán và điều trị thiếu máu thiếu sắt cho nhãng bệnh nhân có xuất huyết tiêu hoá.
Nhóm tác giả:
José Cotter, Cilénia Baldaia, Manuela Ferreira, Guilherme Macedo, Isabel Pedroto
Ngày xuất bản: 7/12/2020
Đơn vị công tác
- Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Senhora da Oliveira-Guimarães, Guimarães 4835-044, Bồ Đào Nha.
- Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Santa Maria, Bệnh viện Trung Tâm Bắc Lisboa, Lisbon 1649-035, Bồ Đào Nha.
- Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Trung tâm và Đại học Coimbra, Coimbra 3000-075, Bồ Đào Nha.
- Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Trung tâm São João, Porto 4200-319, Bồ Đào Nha.
- Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Trung tâm Porto, Porto 4099-001, Bồ Đào Nha.
Tóm tắt
1. Hoàn cảnh
Nội dung bài viết
Thiếu máu được xem là một vấn đề sức khỏe cộng đồng và nguyên nhân phổ biến là do thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt (TMTS) thường bắt nguồn từ việc mất máu bởi các tổn thương ở đường tiêu hóa đối với nam giới, tiền mãn kinh đối với nữ giới, và tỷ lệ lưu hành bệnh trong những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa ước tính đạt 61%. Tuy nhiên, hiện chỉ có một vài hướng dẫn về cách đánh giá dành riêng cho những bệnh nhân TMTS do xuất huyết tiêu hóa được xuất bản.
2. Mục tiêu
Nhằm đánh giá các bằng chứng và hướng dẫn hiện tại liên quan đến điều trị TMTS ở những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa để đưa ra các khuyến nghị trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Năm chuyên gia tiêu hóa đã thành lập Nhóm nghiên cứu Xuất huyết Tiêu hóa và Thiếu máu và tiến hành tìm kiếm các tài liệu có hệ thống trên PubMed cùng nhiều trang mạng của các hiệp hội chuyên môn. MEDLINE (thông qua PubMed) tìm kiếm kết hợp các thuật ngữ Tiêu đề Y khoa (medical subject headings – MeSH) với các từ khóa “xuất huyết tiêu hóa”, “thiếu máu thiếu sắt”, “chẩn đoán” hoặc “điều trị” hoặc “kiểm soát” hoặc “tiên lượng” hoặc “tỷ lệ hiện mắc” hoặc “sự an toàn” hoặc “sắt” hoặc “sự truyền máu” hoặc “chất lượng cuộc sống”, hoặc một số các thuật ngữ khác để xác định những bài viết có liên quan đến việc kiểm soát thiếu máu thiếu sắt trên bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên có xuất huyết tiêu hóa; các nghiên cứu được hồi cứu được xuất bản bằng tiếng Anh từ tháng 1/2003 đến tháng 4/2019.
Chúng tôi cũng truy cập nhiều trang mạng của những hiệp hội chuyên nghiệp toàn cầu để tìm kiếm các hướng dẫn thực hành lâm sàng, đồng thời tham khảo danh sách tài liệu tham khảo từ các hướng dẫn để tìm thêm nhiều tài liệu liên quan. Các khuyến nghị được đưa ra dựa trên sự thống nhất trong suốt hai cuộc họp, cũng như được chứng thực bởi các tài liệu đã xuất bản được tìm ra trong quá trình tìm kiếm có hệ thống.
4. Kết quả
Từ 494 tài liệu trích dẫn được tìm thấy trong quá trình tìm kiếm tài liệu ban đầu, chúng tôi đã phân tích 17 văn bản gốc, 01 phân tích gộp, và 13 hướng dẫn thực hành lâm sàng. Dựa vào các tài liệu được xuất bản cùng kinh nghiệm lâm sàng, nhóm nghiên cứu xây dựng nên mười khuyến nghị để quản lý bệnh TMTS trên những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa: (1) Đánh giá tình trạng hemoglobin và sắt; (2) Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm; (3) Xác định dân số đích điều trị; (4) Chỉ định truyền hồng cầu; (5) Điều trị trúng đích truyền hồng cầu; (6) Chỉ định truyền sắt qua đường tĩnh mạch; (7) Liều lượng; (8) Kiểm tra; (9) Chỉ định điều trị truyền ferric carboxymaltose; và (10) Điều trị trúng đích và kiểm tra bệnh nhân. Nhóm còn đề xuất thực hiện một thuật toán tổng hợp để chẩn đoán và điều trị TMTS trên những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cấp hoặc mạn, trong suốt thời gian nhập viện và theo dõi tiếp tục sau xuất viện.
Kết luận
Các bác sĩ lâm sàng có thể sử dụng những khuyến nghị này làm cơ sở để chẩn đoán và điều trị TMTS tốt hơn cho những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, nhằm cải thiện tối đa kết quả điều trị ở những bệnh nhân này.
- PMID: 33362380
- PMCID: PMC7723662
- DOI: 10.3748/wjg.v26.i45.7242
Từ khóa: Thiếu máu thiếu sắt, Truyền hồng cầu, Ferric carboxymaltose, Xuất huyết tiêu hóa, Sắt, Hướng dẫn thực hành theo chủ đề
Tag: Thiếu máu, Thiếu máu thiếu sắt, Xuất huyết tiêu hoá, Khuyến nghị, Chẩn đoán và điều trị thiếu máu thiếu sắt
Được trích dẫn: 01 bài báo
- Loss of PKGIβ/IRAG1 Signaling Causes Anemia-Associated Splenomegaly.
Tài liệu tham khảo
- McLean E, Cogswell M, Egli I, Wojdyla D, de Benoist B. Worldwide prevalence of anaemia, WHO Vitamin and Mineral Nutrition Information System, 1993-2005. Public Health Nutr. 2009;12:444–454.
- Kepczyk T, Kadakia SC. Prospective evaluation of gastrointestinal tract in patients with iron-deficiency anemia. Dig Dis Sci. 1995;40:1283–1289.
- Park JS, Park DI, Park SK, Choi JS, Kim YH, Chang DK, Son HJ, Kim JE, Kim JO, Lee SH, Kim HS, Sin JE, Lee SG, Lee SY, Park SJ, Park CH, Baek IH, Jang BI, Jeen YT, Huh KC. Endoscopic evaluation of significant gastrointestinal lesions in patients with iron deficiency with and without anaemia: a Korean Association for the Study of Intestinal Disease study. Intern Med J. 2009;39:441–446.
- Planella de Rubinat M, Teixidó Amorós M, Ballester Clau R, Trujillano Cabello J, Ibarz Escuer M, Reñé Espinet JM. [Incidence and predictive factors of iron deficiency anemia after acute non-variceal upper gastrointestinal bleeding without portal hypertension] Gastroenterol Hepatol. 2015;38:525–533.
- Bager P, Dahlerup JF. Lack of follow-up of anaemia after discharge from an upper gastrointestinal bleeding centre. Dan Med J. 2013;60:A4583.
- Brooklyn TN, Di Mambro AJ, Haslam N. Patients over 45 years with iron deficiency require investigation. Eur J Gastroenterol Hepatol. 2003;15:535–538.
- El-Halabi MM, Green MS, Jones C, Salyers WJ Jr. Under-diagnosing and under-treating iron deficiency in hospitalized patients with gastrointestinal bleeding. World J Gastrointest Pharmacol Ther. 2016;7:139–144.
- Johnson-Wimbley TD, Graham DY. Diagnosis and management of iron deficiency anemia in the 21st century. Therap Adv Gastroenterol. 2011;4:177–184.
- Tolkien Z, Stecher L, Mander AP, Pereira DI, Powell JJ. Ferrous sulfate supplementation causes significant gastrointestinal side-effects in adults: a systematic review and meta-analysis. PLoS One. 2015;10:e0117383.
- Dignass AU, Gasche C, Bettenworth D, Birgegård G, Danese S, Gisbert JP, Gomollon F, Iqbal T, Katsanos K, Koutroubakis I, Magro F, Savoye G, Stein J, Vavricka S European Crohn’s and Colitis Organisation [ECCO] European consensus on the diagnosis and management of iron deficiency and anaemia in inflammatory bowel diseases. J Crohns Colitis. 2015;9:211–222.
Để biết thêm thông tin về tài liệu tham khảo, vui lòng truy cập tại đây.
Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, vui lòng truy cập tại đây.
Nguồn tham khảo: Theo ncbi.nlm.nih.gov