MỚI

Chẩn đoán hình ảnh bất sản ốc tai và thiểu sản ốc tai – nhân một ca lâm sàng và đối chiếu y văn.

Ngày xuất bản: 17/03/2023

Giảm thính lực tiếp nhận bẩm sinh do dị dạng tai trong chiếm khoảng 1/3800 trẻ sơ sinh và khoảng 15 – 20% gặp ở cả hai bên. Chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong phát hiện và phân loại các bất thường tai trong. Chúng tôi xin trình bày một trường hợp trẻ 30 tháng tuổi bị bất sản ốc tai bên phải và thiểu sản ốc tai bên trái type 2, được chẩn đoán tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Nhóm tác giả:  Nguyễn Trường Đức, Nguyễn Thị Nhân, Giáp Thị Thu, Nguyễn Tuấn Đạt.

Ngày xuất bản: 10/10/2021.

Đơn vị công tác: Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Hệ thống y tế Vinmec, Hà Nội.

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Giảm thính lực tiếp nhận bẩm sinh do dị dạng tai trong chiếm khoảng 1/3800 trẻ sơ sinh và khoảng 15 – 20% gặp ở cả hai bên. Chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong phát hiện và phân loại các bất thường tai trong. Chúng tôi xin trình bày một trường hợp trẻ 30 tháng tuổi bị bất sản ốc tai bên phải và thiểu sản ốc tai bên trái type 2, được chẩn đoán tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City.

Báo cáo ca lâm sàng: Trẻ nữ 30 tháng tuổi đến khám vì có biểu hiện kém đáp ứng với âm thanh. Trẻ được chỉ định chụp được chụp cắt lớp vi tính xương thái dương và cộng hưởng từ tai trong để đánh giá cấu trúc tai và nhu mô não. Hình ảnh trên cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ phù hợp với bất thường tai trong hai bên với bất sản ốc tai và nhánh thần kinh ốc tai bên phải, thiểu sản ốc tai type 2 và thiểu sản nhánh thần kinh ốc tai bên trái, và quyết định không phẫu thuật cấy điện cực được đưa ra do nguy cơ thất bại cao.

Kết luận: Cắt lớp vi tính xương thái dương và cộng hưởng từ tai trong đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán dị dạng tai trong, từ đó đưa ra quyết định có hay không chỉ định cấy điện cực ốc tai và ước tính tỷ lệ thành công của phẫu thuật.

Từ khoá: Dị dạng tai trong, bất sản ốc tai, thiểu sản ốc tai.

DOI: 10.38103/jcmhch.2021.73.1

Tài liệu tham khảo:

  1. Korver A.M.H., Smith R.J.H., Van Camp G. và cộng sự. Congenital hearing loss. Nat Rev Dis Primer. 2017; 3:16094.
  2. Joshi V.M., Navlekar S.K., Kishore G.R. và cộng sự. CT and MR Imaging of the Inner Ear and Brain in Children with Congenital Sensorineural Hearing Loss. RadioGraphics. 2012; 32(3): 683-698.
  3. Yiin R.S.Z., Tang P.H., và Tan T.Y. Review of congenital inner ear abnormalities on CT temporal bone. Br J Radiol. 2011; 84:859-863.
  4. AL Sheikh M. Cochlear Apalsia and Cochlear Hypoplasia Incidental CT Finding A Case Report. Glob J Otolaryngol. 2017;12(1).
  5. Mazón M., Pont E., Montoya-Filardi A. và cộng sự; Inner ear malformations: A practical diagnostic approach. 2016; 9.
  6. Sennaroglu L., Sennaroglu G., và Atay G. Auditory Brainstem Implantation in Children. Curr Otorhinolaryngol Rep. 2013;1(2): 80-91.
  7. Quirk B., Youssef A., Ganau M. và cộng sự. Radiological diagnosis of the inner ear malformations in children with sensorineural hearing loss. BJR|Open. 2019; 1(1): 20180050.
  8. Swartz J.D. và Loevner L.A., Imaging of the temporal bone. Thieme, New York Stuttgart.2009; 312(12): 605.
  9. Freeman S.R. và Sennaroglu L. Management of Cochlear Nerve Hypoplasia and Aplasia. Advances in Oto-Rhino-Laryngology. S. Karger AG. 2018; 81-92.
  10. Sennaroglu L. Cochlear Implantation in Inner Ear Malformations – A Review Article. Cochlear Implants Int. 2010;11(1): 4-41.
facebook
1

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia