MỚI

Cập nhật thực hành tăng huyết áp

Ngày xuất bản: 04/07/2022

Tăng huyết áp là bệnh diễn biến thầm lặng qua nhiều năm tháng, đa phần phát hiện tình cờ hoặc chỉ khi bệnh nhân có biến chứng mới được phát hiện. Tăng huyết áp gây ra nhiều hậu quả xấu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời như: nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy thận…

1. Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp, hay còn gọi là Cao huyết áp, là khi trị số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ≥ 140 mmHg và/ hoặc trị số huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ≥ 90mmHg. Tuy nhiên phải đo huyết áp đúng quy chuẩn.

2. Thế nào là đo huyết áp đúng quy chuẩn?

  • Trước khi đo HA 60 – 90 phút: Không uống rượu, bia; không uống cà phê; không hút thuốc lá; không vận động mạnh.
  • Đo HA trong phòng yên tĩnh, mát mẻ (mùa hè) – ấm áp (mùa đông).
  • Thường đo ở tư thế ngồi. Với người cao tuổi nên đo cả tư thế đứng để phát hiện sớm tình trạng tụt HA khi đứng.
  • Đo 2 lần, cách nhau 2 – 3 phút. Quấn băng vừa phải, xả van từ từ.
  • Một số người bị hiệu ứng “áo choàng trắng”: huyết áp tăng giả tạo khi đến khám, trường hợp đó cần được đo huyết áp liên tục trong 24h bằng 1 thiết bị chuyên dụng (Holter huyết áp), hoặc đo huyết áp ở nhà mỗi ngày 3 lần (sáng, chiều, tối) trong 1 tuần (dễ thực hiện), sau đó bác sĩ sẽ phân tích kết quả và kết luận có bị tăng huyết áp hay không.

3. Một số con số về tăng huyết áp (THA)

  • 25,1% người VN ≥ 25 tuổi có THA (điều tra của Viện Tim Mạch VN năm 2008).
  • Tăng huyết áp tâm thu thêm 20 mm Hg hoặc THA tâm trương thêm 10 mmHg sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành hoặc do đột quỵ.
  • Ngược lại, nếu điều trị giảm huyết áp tâm thu được 10 mmHg thì sẽ giảm được 30 % tử vong do bệnh mạch vành và 40% tử vong do đột quỵ.

4. Các triệu chứng của THA?

  • THA thường không có triệu chứng rõ ràng, một số ít có các biểu hiện: Váng đầu, mỏi gáy, tức ngực, tim đập mạnh, chảy máu mũi…
  • Nhiều bệnh nhân ngày thường không có triệu chứng, khi xảy ra biến chứng tới viện thì tình trạng thường nặng nề do các biến chứng của THA gây ra: Giảm thị lực đột ngột (biến chứng ở võng mạc)/ khó thở (do suy tim)/ đau ngực (do bệnh mạch vành hoặc tách động mạch chủ), hôn mê, liệt do tai biến mạch não/ phù (do suy tim, suy thận), nguy cơ tử vong cao – “THA là kẻ giết người thầm lặng”
  • Cần đo huyết áp định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm/ lần tùy trường hợp. 

5. Nguyên nhân của THA

  • Chỉ có khoảng 5% trường hợp THA là có nguyên nhân: hẹp động mạch thận, bệnh cầu thận, sỏi thận, bệnh tuyến thượng thận (cường Aldosteron nguyên phát, U tủy thượng thận), lạm dụng corticoid, hẹp eo ĐMC, hở van ĐMC…/ gọi là THA thứ phát.
  • 95% BN không tìm thấy nguyên nhân trực tiếp gây THA. Có mối liên quan với hoạt động của hệ Renine-Angiotensine-Aldosterone (RAA), rối loạn chức năng nội mạc, béo phì, ăn mặn, hội chứng ngưng thở khi ngủ/ THA nguyên phát.

6. THA gây ra hậu quả thế nào?

  • Có rất nhiều hậu quả hay còn gọi là biến chứng do THA gây ra.
  • Các biến chứng cấp tính: Giảm hoặc mất thị lực đột ngột/ cơn suy tim trái cấp/ hội chứng động mạch vành cấp/ Phình tách động mạch chủ ngực cấp/ đột quỵ do xuất huyết hoặc nhồi máu não. Nguy cơ tử vong cao
  • Các biến chứng mạn tính: Suy tim, suy thận, bệnh động mạch ngoại biên, tổn thương đáy mắt.

7. THA có được chia mức độ nặng – nhẹ không?

  • Có 2 cách đánh giá mức độ nặng nhẹ của THA: 1 là dựa vào trị số HA và 2 là dựa vào tình trạng tổn thương do THA gây ra ở các cơ quan đích.
    • Với cách đánh giá thứ nhất, chia làm 3 độ:
      • Độ 1 (nhẹ): 140 – 159/ 90 – 99 mm Hg
      • Độ 2 (vừa): 160 – 179/ 100 – 109 mm Hg
      • Độ 3 (nặng): ≥ 180/ ≥ 110mmHg
    • Với cách đánh giá thứ 2: Tùy theo tình trạng tổn thương các cơ quan đích mà phân tầng nguy cơ nhẹ, trung bình, cao hoặc rất cao. Đây là cách đánh giá đầy đủ, có giá trị tiên lượng để từ đó đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp và tích cực. 

8. Điều trị THA thế nào?

Các nguyên tắc:

  • BN phải được giải thích, hướng dẫn chi tiết để có sự hiểu biết đầy đủ về bệnh nhằm đạt được sự tuân thủ điều trị, tránh chủ quan hoặc lo lắng quá mức.
  • Áp dụng biện pháp điều chỉnh lối sống (điều trị không dùng thuốc),  bao gồm: bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia (1 đơn vị cồn/ ngày: 15 g cồn nguyên chất, tương đương khoảng 1 hộp bia 330ml hoặc 150 ml rượu vang đỏ , gần đây có nhiều ý kiến cho rằng uống rượu vang đỏ tốt cho  tim mạch tuy chưa được chứng minh).
  • Không ăn quá mức calo cần thiết với thành phần dinh dưỡng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân, ăn giảm muối (khoảng 3 g/ngày), hạn chế chất béo, ăn nhiều rau quả, cá biển. Đặc biệt là cần tăng cường hoạt động thể lực, tập luyện vừa sức như đi bộ, đạp xe, thể dục dưỡng sinh, bơi, thái cực quyền. Thói quen ngồi lì thường xuyên xem TV hết sức có hại. 
  • Uống thuốc phù hợp với tình trạng của từng BN. Phần lớn BN THA phải dùng từ 2 thuốc chữa THA trở lên mới đạt được HA mục tiêu là nhỏ hơn 140/90 (nếu THA kết hợp với TĐ thì < 140/85, có thể < 150/90 ở người cao tuổi/ theo khuyến cáo mới nhất của ECS và EHS). Một số trường hợp khó kiểm soát HA mặc dù BN đã tuân thủ ĐT tốt (3 thuốc, có Thiazid), gọi là tăng HA kháng trị. BN tăng HA kháng trị cần được theo dõi và điều trị bởi các Bs chuyên khoa TM/ Kỹ thuật mới để ĐT THA kháng trị là hủy thần kinh giao cảm quanh ĐM Thận bằng sóng cao tần. Ngoài thuốc chữa THA còn phải điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm như tiểu đường, rối loạn Lipid máu.
  • Chi phí điều trị THA cũng tùy vào mức thu nhập của mỗi người. Hiện nay trung bình mỗi ngày BN phải trả từ 10 tới 20 ngàn đồng cho thuốc chữa THA, tương đương 300 – 600 ngàn đồng /tháng, mức giá này có thể nói là phù hợp với thu nhập trung bình của người VN, hơn nữa BHYT thanh toán 1 phần lớn hoặc tất cả tùy từng trường hợp nếu thủ tục đăng ký BHYT hợp lệ.

9. Khám 1 BN THA tại phòng khám

  • Đánh giá ban đầu: Chiều cao, cân nặng, nhịp thở, TS tim
    • Đo HA: nghỉ 15 phút. Phòng yên tĩnh, mát, ấm
  • Thường đo ở tư thế ngồi. Với người cao tuổi nên đo cả tư thế đứng để phát hiện sớm tình trạng tụt HA khi đứng.
  • Đo 2 tay. Quấn băng vừa phải, xả van từ từ.
  • Một số trường hợp phải đo cả HA chân (nghi ngờ có hẹp eo ĐMC)
  • Một số người bị hiệu ứng “áo choàng trắng”: HA tăng giả tạo khi đến khám, trường hợp đó cần được đo HA liên tục trong 24h bằng 1 thiết bị chuyên dụng (Holter huyết áp), hoặc đo HA ở nhà mỗi ngày 3 lần (sáng, chiều, tối) trong 1 tuần – 10 ngày (dễ thực hiện), sau đó bác sĩ sẽ phân tích kết quả và kết luận có bị THA hay không.

10. BN bị THA khi tới khám thường được làm xét nghiệm gì? 

BN bị THA thường được làm các XN sau:

  • ĐTĐ: Phát hiện dày thất trái, loạn nhịp, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
  •  Siêu âm tim: Đánh giá tình trạng dày thất trái, suy tim, tổn thương van tim, động mạch chủ…
  • Xét nghiệm cơ bản: Creatinine, GOT, GPT, Glucose, Lipid máu, điện giải đồ, axit Uric CTM, nước tiểu, soi đáy mắt, X quang ngực.
  • Xét nghiệm bổ sung tùy trường hợp.

11. Tăng huyết áp có thể phòng được không?

Có thể phòng được THA bằng cách:

  • Duy trì lối sống lành mạnh từ trẻ: Không thuốc lá, rượu bia, dinh dưỡng hợp lý, tích cực hoạt động thể lực, tránh Stress
  • Thận trọng khi dùng, chỉ dùng khi thật cần thiết các thuốc có thể gây THA như corticoid, 1 số kháng viêm không phải Steroid, Cocain, Ergotamine…
  • Phát hiện và điều trị sớm, triệt để các bệnh gây THA: Hẹp ĐM thận, sỏi thận, viêm cầu thận, hẹp eo ĐM chủ, U tuyến thượng thận… 
  • Đo huyết áp định kỳ, tùy theo tuổi, bệnh đi kèm, tiền sử gia đình…

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó

facebook
6394

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia