Cảm ứng miễn dịch kháng u bằng Exosomes được phân lập từ tế bào đuôi gai có nguồn gốc đơn nhân trong máu được đông lạnh.
Nhóm tác giả: Uyen Thi Trang Than , Huyen Thi Le, Diem Huong Hoang, Xuan-Hung Nguyen, Cuong Thi Pham , Khanh Thi Van Bui, Hue Thi Hong Bui, Phong Van Nguyen , Tu Dac Nguyen , Thu Thi Hoai Do, Thao Thi Chu, Anh Viet Bui, Liem Thanh Nguyen , Nhung Thi My Hoang.
Ngày đăng tải: ngày 6 tháng 3 năm 2020.
Đã đăng tải trên tạp chí: International Journal of Molecular Sciences, tập 21, số 5, trang 1834.
Đơn vị công tác:
- Viện Nghiên cứu Tế bào Gốc và Công nghệ Gen Vinmec, Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe Vinmec, Hà Nội, Việt Nam
- Viện Khoa học Sức khỏe, Đại học VinUni, Hà Nội, Việt Nam
- Trung tâm Công nghệ cao, Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe Vinmec, Hà Nội, Việt Nam
- Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
Tóm tắt
Hoàn cảnh: Tiêm chủng tế bào tua (DC) đã cho thấy các thành tựu nổi bật trong điều trị ung thư, mặc dù vẫn còn tồn tại một số tác dụng phụ. Việc tiêm chủng với các thể tiết ngoại bào (exosomes) có nguồn gốc DC được cho là có thể khắc phục được các tác dụng phụ của các DC cha mẹ.
Phương pháp: Chúng tôi thực hiện các thí nghiệm để kiểm tra khả năng của các DC có nguồn gốc tế bào đơn nhân trong máu cuống rốn được bảo quản lạnh và exosomes của các DC này trong việc gây cảm ứng sự tăng sinh tế bào T dị thân cũng như khả năng gây độc của tế bào đơn nhân máu ngoại biên dị thân (alloPBMC) chống lại các tế bào ung thư phổi A549.
Kết quả: Chúng tôi phát hiện rằng các DC trình diện các kháng nguyên của tế bào ung thư (tumor cell lysate-pulsed DCs – TCLP DCs) và exosomes của các DC này đều có thể kích thích tăng sinh tế bào T dị thân. Hơn nữa, các alloPBMC được cảm ứng bởi TCLP DCs và exosomes phân lập từ các alloPBMC này có khả năng gây độc tế bào mạnh hơn chống lại các tế bào A549 so với các tế bào không được cảm ứng hoặc các tế bào được cảm ứng bởi các DC và exosomes không trình diện kháng nguyên.
Kết luận: TCLP DCs và exosomes nên được xem xét để phát triển thành một phương pháp miễn dịch trị liệu mới – ví dụ như phát triển vắc xin cho các bệnh nhân ung thư phổi. Các kết quả của chúng tôi cũng cho thấy rằng nguồn tế bào đơn nhân trong máu cuống rốn bảo quản lạnh là một nguồn sẵn có và hiệu quả đối với sự tổng hợp các DC dị thân và exosomes phân lập từ các DC này sẽ là nguyên liệu cho việc tiêm chủng điều trị ung thư.
- PMID: 32155869
- PMCID: PMC7084404
- DOI: 10.3390/ijms21051834
Từ khóa: Các tế bào CD3+Vγ9; tiêm chủng tế bào tua; các tế bào tua; exosome; các tế bào CD8+ đặc hiệu kháng nguyên tế bào ung thư.
Được trích dẫn: 8 bài báo
- Thể tiết ngoại bào như một chất vận chuyển thuốc trong liệu pháp chống ung thư
- Các chất vận chuyển có kích thước nano mô phỏng quá trình sinh học được phân lập từ tế bào cho liệu pháp đích điều trị ung thư: các màng tế bào và các thể tiết ngoại bào
- Các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên biệt có nguồn gốc máu cuống rốn: Các chức năng và ứng dụng trong các liệu pháp tế bào hiện tại và tương lai
- Khám phá Sinh học Exosome: Một viễn cảnh về sự phát triển từ khi được phát hiện cho đến các liệu pháp tương lai
- Tính toàn vẹn và tin cậy cao của máu cuống rốn được bảo quản lạnh lâu dài để cấy ghép
- Các liệu pháp dựa trên các tế bào tua (DCs): các hướng điều trị tiềm năng đối với nhiễm SARS-CoV-2 nặng
- Cảm ứng tế bào T Vγ9γδ bằng tế bào tua được kích thích bởi Interferon-α, có nguồn gốc từ tế bào đơn nhân trong máu cuống rốn ở người
- Thể tiết ngoại bào như là các chất truyền tin giữa mẹ và thai nhi trong thời kỳ mang thai
Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, vui lòng truy cập tại đây.