Các thử nghiệm lâm sàng về tế bào gốc nha khoa – Cập nhật năm 2022
Trong gần 20 năm, tế bào gốc nha khoa (Dental Stem Cells – DSCs) đã được phân lập thành công từ các nguồn khác nhau như tủy răng của răng vĩnh viễn, răng sữa rụng, dây chằng nha chu, nang răng, nướu và nhú chóp. Tế bào gốc nha khoa mang nhiều đặc tính như khả năng tự làm mới, khả năng biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau cũng như khả năng điều hòa miễn dịch. Do đó, tế bào gốc nha khoa thể hiện tiềm năng to lớn cho các ứng dụng lâm sàng. Cho đến nay, có rất nhiều bài báo lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng đã sử dụng DSC trong tái tạo mô và điều trị các bệnh như viêm tủy, tổn thương quanh chóp, viêm nha chu, sứt môi và hở hàm ếch, đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính,… và các liệu pháp này đã đạt được hiệu quả khả quan trong hầu hết các thử nghiệm lâm sàng.
Tác giả: Wen-Peng Song, Lu-Yuan Jin, Meng-Di Zhu, Hao Wang, Deng-Sheng Xia
Wen-Peng Song, Hao Wang, Department of Stomatology, Beijing Tiantan Hospital, Capital Medical University, Beijing 100070, China
Lu-Yuan Jin, Meng-Di Zhu, Deng-Sheng Xia, Department of General Dentistry and Integrated Emergency Dental Care, Beijing Stomatological Hospital, Capital Medical University, Beijing 100050, China
Dịch bởi: Ngô Thị Thu Anh – KTV Liệu pháp tế bào, Trung tâm Công Nghệ Cao
1. Tế bào gốc nha khoa
Nội dung bài viết
Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal Stem Cells- MSCs) là một quần thể các tế bào không chuyên biệt được đặc trưng bởi các đặc tính như khả năng tự tăng sinh và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau [1,2]. Hiện tại, các MSC hiện đang được nghiên cứu để điều trị rất nhiều bệnh về tim mạch, thần kinh, nha khoa và các bệnh chuyển hóa [1].
Tế bào gốc nha khoa (DSCs) mang các đặc tính tương tự như MSCs [3]. Kể từ khi tế bào gốc tủy răng (DPSCs) lần đầu tiên được phân lập thành công từ răng hàm thứ ba vào năm 2000 [4], nhiều loại DSCs đã được phân lập từ răng trưởng thành, răng chưa trưởng thành và các mô xung quanh chúng, bao gồm tế bào gốc dây chằng nha cu (PDLSCs), tế bào gốc nhú đỉnh (SCAP), tế bào gốc tủy răng sữa (SHED), tế bào gốc trung mô từ nướu răng (GMSCs) và tế bào gốc nang răng (DFPCs)[5-7]. DSC phát triển từ mào thần kinh và biểu hiện các marker tế bào gốc cũng như marker thần kinh [8,9]. DSCs có khả năng biệt hóa thành các tế bào tạo xương, tạo sụn, tạo mỡ, tạo tế bào thần kinh, tạo răng, tạo ngà,… [10]. Ngoài ra, DSC cũng tham gia vào quá trình bài tiết, điều hòa miễn dịch [3,11]. Dựa vào đặc điểm của DSCs, nhiều bài báo lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng đã sử dụng DSCs trong tái tạo mô và điều trị các bệnh khác nhau, chẳng hạn như viêm tủy, tổn thương quanh chóp và viêm nha chu [12].
2. Hiện trạng của các thử nghiệm lâm sàng sử dụng DSC trong điều trị bệnh
Đến nay, có 21 thử nghiệm lâm sàng đã đăng ký trên ClinicalTrials.gov (https://clinicaltrials.gov/) về đánh giá việc sử dụng tế bào gốc nha khoa trong điều trị viêm nha chu (33,3%, 7/21), viêm ổ răng sau nhổ răng (4,8%, 1/21), chóp chân răng mất răng (4,8%, 1/21), hở hàm ếch (9,5%, 2/21), thoái hóa khớp gối (4,8%, 1/21), hoại tử tủy răng (4,8%, 1/21), xơ gan (4,8%, 1/21), đái tháo đường týp 1 (4,8%, 1/21), đột quỵ thiếu máu não cấp (4,8%, 1/21), Bệnh Huntington (14,3%, 3/21) và COVID-19 (9,5%, 2/21).
Nguồn gốc mô, thu hoạch, đặc điểm và tiềm năng ứng dụng lâm sàng của các quần thể tế bào gốc nha khoa khác nhau
Ngoài ra, có 7 thử nghiệm lâm sàng đã được đăng ký trên the International Clinical Trials Registry Platform (ICTRP, https://trialsearch.who.int/) ICTRP sử dụng DSCs trong điều trị viêm nha chu (57,1%, 4/7), nếp nhăn (28,6%, 2/7) và rụng tóc (14,3%, 1/7). Tổng cộng có tất cả 28 thử nghiệm lâm sàng đã được đăng ký trên hai nền tảng này. Các giai đoạn thử nghiệm xuất hiện thường xuyên nhất là giai đoạn 1 (42,9%, 12/28), tiếp theo là giai đoạn 2 (25%, 7/28), Giai đoạn 3 (7,1%, 2/28) và Giai đoạn 0 (3,6%, 1/28).
Trong số đó, một thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc tủy răng sữa kết hợp cùng một miếng bọt biển hydroxyapatite-collagen (Bio-Oss Collagen® 250 mg, Geistlich) để đóng vòm miệng đã bị khiếm khuyết ở trẻ sứt môi hở hàm ếch. Kết quả cho thấy liệu pháp sử dụng tế bào gốc tủy răng sữa mang lại những kết quả tốt trong việc tái tạo xương với tính an toàn cao ở tất cả các bệnh nhân. Kết quả này đã được báo cáo kết quả cả trên clinical trial và đã xuất bản một bài báo.[13]. Bên cạnh đó, có 7 thử nghiệm khác đã đăng ký xuất bản các bài báo để báo cáo về kết quả trong khi các thử nghiệm còn lại chưa công bố bất cứ dữ liệu nào.
Số lượng nghiên cứu lâm sàng sử dụng DSCs để chữa bệnh viêm nha chu là cao nhất (39.3%, 11/28). 11 nghiên cứu này chọn loại DSCs, liều truyền, thời gian truyền, và cách truyền tế bào khác nhau (DSCs tươi, micrografts, lớp tế bào nguyên và mảnh lớp tế bảo). Ngoài ra, các khung tế bào cũng được sử dụng cùng với DSCs như là khung collagen, khung vụn xương bò đã loại bỏ protein, khung β-TCP và khung hydroxyapatite-collagen để tăng hiệu quả điều trị của DSCs.
Có thể thấy rằng có nhiều bài báo và thử nghiệm lâm sàng đã đánh giá về hiệu quả điều trị của DSCs tự thân và đồng loại trong việc điều trị các bệnh về nha khoa. Trong hầu hết các nghiên cứu, kết quả điều trị lâm sàng khả quan đã thu được, trong khi hiệu quả của việc sử dụng DSCs không được tìm thấy trong một số nghiên cứu. Mặc dù có tồn tại các rủi ro trong các liệu pháp tế bào gốc, trong những nghiên cứu này, không có tác dụng phụ nào được báo cáo, điều này có thể cho thấy sự an toàn của liệu pháp sử dụng DSCs.
Tài liệu tham khảo
- Zakrzewski W, Dobrzyński M, Szymonowicz M, Rybak Z. Stem cells: past, present, and future. Stem Cell Res Ther. 2019;10:68.
- Kolios G, Moodley Y. Introduction to stem cells and regenerative medicine. Respiration. 2013;85:3-10.
- Gan L, Liu Y, Cui D, Pan Y, Zheng L, Wan M. Dental Tissue-Derived Human Mesenchymal Stem Cells and Their Potential in Therapeutic Application. Stem Cells Int. 2020;2020:8864572.
- Gronthos S, Mankani M, Brahim J, Robey PG, Shi S. Postnatal human dental pulp stem cells (DPSCs) in vitro and in vivo. Proc Natl Acad Sci U S A. 2000;97:13625-13630
- Mizisin AP, Wiley CA, Hughes RA, Powell HC. Peripheral nerve demyelination in rabbits after inoculation with Freund’s complete adjuvant alone or in combination with lipid haptens. J Neuroimmunol. 1987;16:381-395.
- Mai Z, Chen H, Ye Y, Hu Z, Sun W, Cui L, Zhao X. Translational and Clinical Applications of Dental Stem Cell-Derived Exosomes. Front Genet. 2021;12:750990.
- Aydin S, Şahin F. Stem Cells Derived from Dental Tissues. Adv Exp Med Biol. 2019;1144:123-132.
- Heng BC, Jiang S, Yi B, Gong T, Lim LW, Zhang C. Small molecules enhance neurogenic differentiation of dental-derived adult stem cells. Arch Oral Biol. 2019;102:26-38.
- Bonaventura G, Incontro S, Iemmolo R, La Cognata V, Barbagallo I, Costanzo E, Barcellona ML, Pellitteri R, Cavallaro S. Dental mesenchymal stem cells and neuro-regeneration: a focus on spinal cord injury. Cell Tissue Res. 2020;379:421-428.
- Nuti N, Corallo C, Chan BM, Ferrari M, Gerami-Naini B. Multipotent Differentiation of Human Dental Pulp Stem Cells: a Literature Review. Stem Cell Rev Rep. 2016;12:511-523.
- Zhai Q, Dong Z, Wang W, Li B, Jin Y. Dental stem cell and dental tissue regeneration. Front Med. 2019;13:152-159.
- Yamada Y, Nakamura-Yamada S, Konoki R, Baba S. Promising advances in clinical trials of dental tissue-derived cell-based regenerative medicine. Stem Cell Res Ther. 2020;11:175.
- Tanikawa DYS, Pinheiro CCG, Almeida MCA, Oliveira CRGCM, Coudry RA, Rocha DL, Bueno DF. Deciduous Dental Pulp Stem Cells for Maxillary Alveolar Reconstruction in Cleft Lip and Palate Patients. Stem Cells Int 2020; 2020: 6234167
- Song WP, Jin LY, Zhu MD, Wang H, Xia DS. Clinical trials using dental stem cells: 2022 update. World J Stem Cells 2023; 15(3): 31-51 URL: https://www.wjgnet.com/1948-0210/full/v15/i3/31.htm. DOI: https://dx.doi.org/10.4252/wjsc.v15.i3.31