Các phương pháp điều trị bệnh basedow
Bệnh Basedow, còn được gọi là bệnh Graves, là một bệnh lý tuyến giáp tự miễn, trong đó tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone giáp. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ. Bệnh này thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 đến 40 và có thể được điều trị hiệu quả nếu được chẩn đoán kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp điều trị của bệnh Basedow. Việc hiểu rõ về bệnh này sẽ giúp bệnh nhân có thể tìm kiếm sự hỗ trợ y tế kịp thời và quản lý bệnh tốt hơn.
Bệnh Basedow
1. Tổng quan các phương pháp điều trị basedow
Nội dung bài viết
1.1. Thuốc kháng giáp (ATD)
- Nhóm Thiouracil
- Nhóm Imidazole
1.2. Iode phóng xạ (RAI)
IODE 131
1.3. Phẫu thuật (Tx)
2. Các phương pháp điều trị cụ thể
2.1. Thuốc kháng giáp (thionamides)
- Cơ chế: Ức chế hoạt động peroxidase tuyến giáp, làm giảm sự hình thành iodide. Propylthiouracil (PTU) liều cao cũng ức chế chuyển đổi T4 thành T3 ở ngoại vi thích hợp để giảm nhanh hormone giáp.
Đây là phương pháp điều trị đầu tiên của Graves disease (GD), đặc biệt là ở những đối tượng trẻ tuổi và để điều trị GD ngắn hạn trước khi điều trị bằng RAI hoặc cắt bỏ tuyến giáp
- Ưu điểm:
Tránh được nguy cơ suy giáp vĩnh viễn
Không có nguy cơ tiếp xúc tia xạ
- Nhược điểm:
Tỷ lệ tái phát cao: Tỷ lệ tái phát rất cao sau khi ngừng thuốc: 50-60% trong vòng 1 năm.
Điều trị tạm thời trước phẫu thuật
– Các thuốc dùng cụ thể
Methimazole (MMI) & Carbimazole (CBZ)
- MMI (CBZ) nên được sử dụng cho mọi bệnh nhân không mang thai
- Chỉ cần uống một lần/ngày
- Khi methimazole được sử dụng với liều < 20mg/ngày, mất bạch cầu trung tính ít gặp hơn
Lưu ý: Một số hiếm các trường hợp methimazole có liên quan đến các dị tật trên da đầu và đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và với bệnh phôi thai hiếm. Nên không dùng MMI trong 3 tháng đầu thai kỳ
Propylthiouracil (PTU)
- Hiện nay chỉ được khuyến cáo trong những trường hợp đặc biệt (ví dụ như trong ba tháng thứ nhất của thai kỳ, trong cơn bão giáp)
- PTU phải dùng 2-3 lần/ngày
- Sự mất bạch cầu hạt có thể xảy ra ở bất kỳ liều lượng nào
Propylthiouracil được ưu tiên dùng để điều trị cơn bão giáp
Tác dụng phụ
- 1-5%: mề đay (thường gặp nhất), nổi ban, đau khớp, viêm đa khớp, sốt, giảm BC nhẹ thoáng qua -> Tự biến mất dù tiếp tục điều trị, có thể dùng thêm kháng histamin
- Rất hiếm (<0,1%)
- Thiếu máu bất sản (PTU, CBZ)
- Giảm tiểu cầu (PTU, CBZ)
- Viêm mạch giống lupus (PTU)
- Viêm gan (PTU)
- Hạ đường huyết (kháng insulin; PTU)
- Vàng da ứ mật (CBZ/MMI)
- Giảm bạch cầu hạt trung tính (<500/mm3) (nặng nhất) . Hầu hết các trường hợp mất BC hạt đều xảy ra trong vòng 90 ngày đầu, mặc dù biến chứng này vẫn có thể xảy ra sau 1 năm hoặc hơn nữa. Thường gặp ở người lớn tuổi. Biểu hiện thường gặp của biến chứng này là sốt và đau họng, loét miệng
-> Cần ngưng thuốc kháng giáp và dùng kháng sinh phổ rộng như thuốc kích thích tủy xương hồi phục.
-> Bệnh nhân không thể chuyển sang các loại thuốc kháng giáp khác; có thể sử dụng các liệu pháp khác (như iốt phóng xạ, phẫu thuật).
2.2. Iode phóng xạ (RAI)
- Điều trị bằng iod phóng xạ (I 131) nhằm mục đích phá hủy nhu mô giáp hoặc những vùng tuyến giáp tăng hoạt
Ưu điểm | Nhược điểm |
-Lành bệnh một cách hoàn toàn | -Có thể bị suy giáp một cách vĩnh viễn -Bệnh nhân phải uống phóng xạ, phải được cách ly một vài ngày sau điều trị -Không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai -Có nguy cơ nhiễm phóng xạ… |
*Chỉ định:
Bệnh nhân có tai biến của điều trị nội khoa (ATD), tái phát sau điều trị nội khoa, có chống chỉ định điều trị ngoại khoa (ví dụ suy tim nặng)
Bệnh nhân có bướu nhân độc tuyến giáp.
*Chống chỉ định
Phụ nữ có thai và đang cho con bú
Bệnh lý mắt mức độ nặng là chống chỉ định tương đối của Iod phóng xạ
*Chuẩn bị người bệnh
- Cân nhắc sử dụng chẹn β ở bệnh nhân có nguy cơ nhiễm độc giáp (lớn tuổi hoặc bệnh nhân có bệnh phối hợp) mặc dù không triệu chứng, vì RAI có thể gây bộc phát cơn cường giáp cấp thoáng qua
- Những phụ nữ nghi có thai nên thử thai trong vòng 48h trước khi điều trị RAI.
- Cần điều trị tối ưu các bệnh lý kèm trước khi điều trị RAI
- Sử dụng thuốc ATD để bệnh giảm hoặc đạt bình giáp
- Ngừng ATD 5-7 ngày, sau đó đo độ tập trung Iod để xác định liều xạ.
- Ngừng sử dụng lod hoặc các dẫn chất lod trước 2-3 tuần.
Liều lượng, cách dùng: Tùy thuộc kích thước tuyến giáp, khả năng bắt giữ Iod phóng xạ 24h
Liều (mCi)=Trọng lượng TG (g) x liều dự trù (µCi/g)/độ tập trung phóng xạ 24h
*Lưu ý:
- Liều dự trù thay đổi từ 150 – 200 µCi/g tuyến giáp.
- Hiệu quả của Iod phóng xạ chỉ xuất hiện sau vài tháng do đó dùng kháng giáp 2 tuần sau điều trị rồi giảm liều dần.
Tác dụng không mong muốn:
- Làm trầm trọng bệnh lý mắt mức độ nhẹ, vừa: xảy ra sau vài tháng, có thể điều trị bằng corticosteroid ngắn hạn
- Viêm tuyến giáp cấp do phóng xạ: Thường tự giới hạn, xảy ra trong vòng 3-4 ngày sau uống thuốc phóng xạ, có thể dùng kháng viêm.
- Bộc phát nhiễm độc giáp sau vài tuần điều tri do nhu mô bị phá hủy, do phóng thích hormon giáp dự trữ. Ngăn ngừa cần điều trị bằng Thionamid vài tháng trước và ngừng 3-8 ngày trước sử dụng phóng xạ.
- Có thể gây ung thư
2.3. Phẫu thuật
Chuẩn bị người bệnh
- Điều trị Thionamid sau 2-3 tháng đưa về bình giáp
Iod: dung dịch Lugol 1% liều 30-60 giọt/ ngày, 2-3 tuần trước mổ
Corticoid 20-30mg/ngày trước phẫu thuật 1-2 tuần
Dừng propranolol 7-10 ngày
Đánh giá Calci và 25-hydroxy vitamin D trước phẫu thuật và xét nghiệm dự phòng hạ Ca-vitD
Cân nhắc bổ sung Calcitriol trước phẫu thuật.
- Trường hợp phẫu thuật khẩn cấp: điều trị như với cơn bão giáp trước phẫu thuật
Có nhiều phương thức thực hiện:
- Cắt tuyến giáp bán phần: Dễ tái phát, vẫn có tỷ lệ suy giáp. Cần theo dõi lâu dài
- Cắt tuyến giáp gần toàn phần: Không can thiệp vào vùng nhu mô quanh dây thần kinh quặt ngược và tuyến cận giáp. Nguy cơ tái phát nhiễm độc giáp thấp hơn, tỷ lệ suy giáp cao hơn.
- Cắt tuyến giáp toàn phần: Suy giáp vĩnh viễn, loại bỏ được các kháng nguyên.
Phương pháp | Dùng thuốc Thionamides | Dùng iod phóng xạ | Phẫu thuật |
Ưu điểm | -Chi phí ban đầu rẻ -Tránh được nguy cơ suy giáp vĩnh viễn -40% bệnh nhân đạt được sự thoái triển bệnh hoàn toàn sau 1-2 năm uống thuốc | -Bệnh nhân sẽ lành bệnh một cách hoàn toàn | -Lành bệnh nhanh |
Nhược điểm | -Tổng chi phí cao -Nhiều tác dụng phụ:Giảm bạch cầu hạt, viêm gan, dị ứng dưới da | -Có thể bị suy giáp một cách vĩnh viễn -Bệnh nhân phải uống phóng xạ, phải được cách ly một vài ngày sau điều trị -Không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai -Có nguy cơ nhiễm phóng xạ… | -Có nguy cơ suy giáp vĩnh viễn -Cắt nhầm tuyến cận giáp, dây thần kinh thanh quản quặt ngược -Chi phí cao -Tác dụng phụ của thuốc gây mê |
Nguồn tham khảo:
- Grave’s Disease – MIMS
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh nội tiết chuyển hóa Bộ Y Tế 2015
- 2018 European Thyroid Association Guideline for the Management of Graves Hyperthyroidism
- Giáo trình nội bệnh lý Đại học Y dược Huế
- Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa 2022
- 2022 European Thyroid Association Guideline for the management of pediatric Graves’ disease