Các nghiệm pháp thay đổi huyết động
Trên thực tế, các chỉ số huyết động đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch của chúng ta. Một trong số đó phải kể đến chỉ số dùng trong tạo nhịp đáp ứng tần số, chúng hoạt động dựa trên các cơ chế tạo nhịp quen thuộc, ví dụ như VVI hoặc DDD,… Bởi vì những phương thức hoạt động trên có chức năng liên quan tới nút xoang và đáp ứng được yêu cầu hoạt động.
1. Đại cương về các nghiệm pháp thay đổi huyết động
Nội dung bài viết
Nếu nghe thấy tiếng thổi, một số nghiệm pháp thay đổi huyết động dynamic có thể được sử dụng để khai thác một số đặc điểm khác của tiếng thổi. Những nghiệm pháp này thay đổi huyết động và do đó thay đổi cường độ của các tiếng thổi khác nhau. Hô hấp có thể được sử dụng để phân biệt giữa tiếng thổi tim phải và tim trái. Hít vào có thể làm tăng thể tích hồi lưu tĩnh mạch và do đó gia tăng lượng máu về phía tim phải của tim, vì vậy mà tiếng thổi tim phải sẽ được làm nổi bật. Ngược lại, khi thở ra sẽ làm cho các tiếng thổi tim trái to hơn.
Một nghiệm pháp hô hấp khác đó là thở ra sâu. Khi bệnh nhân cố gắng thở ra và kéo dài thời gian thở ra, đáy tim sẽ được đưa đến gần thành ngực hơn. Trong nghiệm pháp này, tiếng thổi trong hở van động mạch chủ được nghe rõ hơn
2. Nghiệm pháp Valsava.
Vào năm 1704, Antonio Maria Valsalva (1666-1723) đã giới thiệu nghiệm pháp của mình như là một kỹ thuật để đẩy mủ ra khỏi tai giữa. Nghiệm pháp sau đó đã bị lãng quên mãi đến năm 1859, Weber sử dụng nó để làm thay đổi mạch đập theo ý muốn. Bắt đầu từ những năm 1950, nhiều nhà nghiên cứu khác đã báo cáo rằng đáp ứng Valsalva bất thường rõ rệt ở những bệnh nhân suy tim sung huyết.
Đây là nghiệm pháp đã được hiểu rõ và thường được sử dụng. Nghiệm pháp này làm nổi bật tiếng thổi do bệnh cơ tim phì đại và sa van hai lá khi nghe ở bờ trái xương ức. Nghiệm pháp này gồm có 4 phase:
Phase I: Bắt đầu nghiệm pháp, áp lực trong ngực gia tăng, kèm với gia tăng tạm thời trong cung lượng tim và huyết áp
Phase II: Đây là giai đoạn nén – straining của nghiệm pháp. Hồi lưu tĩnh mạch giảm, và do đó làm giảm luôn cung lượng tim và thể tích tống máu. Huyết áp sẽ giảm và tần số tim tăng lên. Hầu hết tiếng thổi sẽ trở nên yếu hơn, nhưng tiếng thổi tâm thu trong bệnh cơ tim phì đại sẽ tăng và tiếng thổi do sa van hai lá có thể nghe được.
Phase III: Giai đoạn này là giai đoạn thả lỏng – release của nghiệm pháp. Tiếng thổi tim phải sẽ lớn hơn trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó là tiếng thổi tim trái.
Phase IV: Huyết áp tăng do hoạt hóa hệ thống thần kinh giao cảm.
3. Squatting
Squat là một nghiệm pháp khác có thể gây tăng hồi lưu tĩnh mạch. Trong nghiệm pháp này, bệnh nhân nhanh chóng chuyển từ tư thế đứng sang tư thế squat. Điều này hầu hết khiến tiếng thổi to hơn, bao gồm có những trường hợp do hẹp van động mạch chủ, hở van hai lá, trong khi đó thì tiếng thổi do bệnh cơ tim phì đại và sa van hai lá thường nhỏ và ngắn hơn. Khi bệnh nhân làm ngược lại, đứng nhanh lên khi đang ở tư thế squat, thì những thay đổi ngược lại xảy ra.
Tư thế squatting:
- Để mặt thẳng, mắt nhìn về phía trước, đầu ngẩng tự nhiên (không quá thấp cũng không quá cao), hai tay đan lại hoặc song song trước ngực;
- Sống lưng thẳng tự nhiên;
- Giữ ngực nở, vai mở rộng và bụng hóp lại.
- Chân. Bạn đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng hai vai, đầu gối mở rộng hai bên sao cho thẳng hàng và không nhìn thấy mũi chân. Bạn chú ý không nên để đầu gối quá hẹp hay vượt quá so với mũi chân nhé!
- Đầu gối. Trong quá trình chuyển động lên xuống, bạn nhớ hãy giữ chuyển động của khớp gối.
- Mông. Khi hạ người xuống, bạn kết hợp đẩy hông và mông về phía sau, dồn trọng lượng vào gót chân thay vì mũi chân.
4. Gắng sức đối kháng lực – isometric exercise
Gắng sức đối kháng lực cũng có thể được sử dụng để “khám phá” ra được một số loại tiếng thổi. Đối với nghiệm pháp này, bệnh nhân sẽ nắm chặt tay trong vòng nửa phút. Nghiệm pháp này làm gia tăng hậu gánh (hoặc tăng đề kháng ngoại vi). Tiếng thổi của hở van hai lá sẽ được làm nổi bật. Tiếng thổi của hẹp động mạch chủ và bệnh cơ tim phì đại sẽ yếu hơn, trong khi đó tiếng thổi do sa van hai lá sẽ ngắn hơn.
5. Nghiệm pháp khác thay đổi huyết động
Nghiệm pháp | Tác động lên dòng máu | Tác động lên tiếng tim |
Amyl nitrit | Làm giãn tĩnh mạch mạnh, do đó giảm máu tĩnh mạch về tim phải | Tăng tiếng thổi do bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, hẹp chủ và sa van hai lá Giảm tiếng thổi của hở van hai lá. |
Hít vào | Giảm áp lực trong lồng ngực, đồng thời làm tăng lưu lượng tĩnh mạch vào tâm thất phải (RV) và giảm lưu lượng tĩnh mạch phổi vào tim trái | Làm tăng các tiếng từ tim phải (ví dụ, tiếng thổi của hẹp/hở van ba lá, tiếng thổi hẹp [tăng ngay lập tức] hoặc hở [thường làm tăng] van động mạch phổi) Giảm các tiếng từ tim trái |
Nắm chặt tay | Tăng hậu gánh và sức cản động mạch ngoại vi | Giảm tiếng thổi do hẹp chủ, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, sa van hai lá, hoặc suy chức năng cơ nhú Tăng tiếng thổi do hở hai lá, hở chủ và tiếng thổi tâm trương của hẹp hai lá |
Có thể bạn quan tâm: Các thông số PiCCO đo được trong theo dõi huyết động