Biến chứng của gãy xương bàn tay và kết luận
Bàn tay là vị trí hay bị chấn thương nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên với tỉ lệ 2-9/1000 trẻ <18 tuổi ở các nước Âu – Mỹ, trong đó gãy xương ngón tay là hay gặp nhất.
Nhóm tác giả:
PGS. TS. Trần Trung Dũng, ThS. BSNT. Vũ Tú Nam, BS. Hoàng Văn Ban
1. Biến chứng gãy xương bàn tay
Nội dung bài viết
- Can lệch: gập góc dẫn đến chỏm xương bàn tay lồi ra phía gan tay, đau khi cầm nắm. Biến dạng xoay hoặc gập góc đặc biệt của xương đốt bàn tay 2, 3 giảm chức năng cũng như mất tính thẩm mỹ. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo cấu trúc càng giống với giải phẫu càng tốt.
- Không liền: biến chứng này hiếm gặp, có thể xảy ra khi tổn thương phần mềm rộng hoặc mất xương cũng như trong gãy hở vết thương bẩn, nhiễm trùng.Trong những tình huống này đòi hỏi phải cắt lọc làm sạch, ghép xương hoặc chuyển vạt.
- Nhiễm trùng: các vết thương bẩn cần phải được làm sạch tỉ mỉ, và cho kháng sinh phụ thuộc vào môi trường tổn thương (nước bẩn, động vật cắn.,.), vết thương tại chỗ nên được khâu đóng muộn.
- Co cứng khớp bàn ngón ở tư thế duỗi: có thể xảy ra nếu nẹp không ở vị trí đúng (ví dụ khớp bàn – ngón >70°) dẫn đến sự co cứng phần mềm.
- Mất vận động: thứ phát sau dính gân, thường ở ngang mức khớp gian đốt ngón gần.
- Viêm xương khớp sau chấn thương: đây có thể là hậu quả của việc không bảo toàn được cấu trúc mặt khớp.
2. Gãy xương bàn tay ở trẻ em
Bàn tay là vị trí hay bị chấn thương nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên với tỉ lệ 2-9/1000 trẻ <18 tuổi ở các nước Âu – Mỹ, trong đó gãy xương ngón tay là hay gặp nhất. Ngón cái bị ảnh hưởng nhiều hơn cả. Tỉ lệ tác động tới trẻ nam/nữ khoảng 2/3, lứa tuổi hay bị nhất là 10- 14 tuổi. Lý giải điều này có thể do thời điểm này trẻ tiếp xúc nhiều với các môn thể thao có cạnh tranh. Trẻ nhỏ trước tuổi đi học thường bị các tổn thương do bị cắt hoặc bị ép do các tai nạn sinh hoạt như bị kẹp cửa…
Xương trẻ em khác xương người lớn ở chỗ có đĩa sụn phát triển ở đầu xương, và các dây chằng thì khỏe hơn xương và sụn tiếp. Do đó, gãy xương ở trẻ em thường là gãy bong sụn tiếp. Một điều nữa là xương trẻ em có khả năng tự chỉnh sửa lớn hơn ở người trưởng thành, do đó, điều trị các gãy xương trẻ em chủ yếu là điều trị bảo tồn. Nếu ồ gãy không vững, không giữ được bằng bột thì có thể chỉ định CRPP hoặc CRIF, rất ít khi phải mổ mở.
Xương đốt bàn thường gãy ở thân trong khi xương đốt ngón thường gãy ở đâu gần đó có địa sụn phát triển ở đâu gần. Gãy sụn tiếp chiếm 20 – 30 % các loại gãy xương bàn tay ở trẻ em, và phồn lớn là gãy Salter – Harris tuýp II. Mặc dù gãy vào đĩa sụn phát triển, song rối loạn phát triển xương sau chấn thương ít gặp khi gãy kín.
Đĩa sụn phát triển của các xương đốt ngón nằm ở đầu gần, còn của các xương đốt bàn thì lại ở đâu xa, trừ xương đốt bàn ngón cái nằm ở đâu gán. Nhìn chung, điểm cốt hóa đầu gần xương đốt ngón gần bắt đầu quan sát được trên phim X-quang trong khoảng 10 – 24 tháng tuổi, thường xuất hiện sớm hơn ở trẻ nữ. Điểm cốt hóa đầu gần xương đốt giữa và đổt xa xuất hiện khoảng 6 đến 8 tháng sau đó.
Theo thứ tự từ ngón 2 đến ngón 5, điểm cốt hóa chỏm các xương đốt bàn xuất hiện lúc 12 đến 27 tháng và đóng đĩa sụn phát triển lúc 14 đến tuổi.Tuy nhiên, điểm cốt hóa của xương bàn ngón cái lại xuất hiện muộn hơn, trong khoảng từ 24 đến 36 tháng tuổi.
X-quang xương bàn tay ở trẻ em
Chỉ định mổ rất hạn chế, thường chỉ mổ trong các trường hợp sau: Gãy phạm khớp di lệch, gãy Seymour (vì thường là gãy hở), gãy cổ xương đốt ngón và các trường hợp gãy hở. Hay gặp nhất trong gãy xương bàn tay ở trẻ em là gây cổ xương đốt ngón. Gãy cổ xương đốt ngón là gãy ngoài khớp và được phân loại theo AI – Qattan có 3 độ theo mức độ di lệch, độ III lại được chia nhỏ thành 4 độ theo sự di lệch của chỏm.
Điều trị chủ yếu là CRPP, thậm chí cả với các trường hợp can lệch đến sớm vẫn có thể phá can và nắn chỉnh, xuyên đinh qua da. Với gãy phạm khớp xương bàn tay ở trẻ em thường gốm các loại sau: gãy chỏm xương đốt bàn hoặc đốt ngón, gãy xương “mallet”. Với gãy chỏm di lệch nhiều, nếu không mổ được bằng phương pháp CRPP thì nên chỉ định ORIF với vít mini hoặc xuyên đinh Kirschner. Với gãy xương “mallet” mảnh lớn thì điều trị tương tự ở người lớn, nhưng chủ yếu sử dụng đinh Kirschner để kết hợp xương.
Phân độ Al-Qattan cho gãy cổ xương đốt ngón tay
Độ I: Gãy không di lệch, Độ II: Gãy di lệch ít, Độ III: Gãy di lệch nhiều:
IIIA – Chỏm xoay 90 độ, IIIB: Chỏm xoay 180 độ, IIIC – Chỏm xoay 90 độ và di lệch ra phía mu,
IIID – Chỏm xoay 90 độ và di lệch ra phía gan
Phương pháp CRPP điều trị gãy cổ xương đốt ngón gần
A: Minh họa kỹ thuật nắn chỉnh, B: Nắn chỉnh bằng đinh Kirschner trên C-arm, C: X-quang sau mổ, D: Ổ gãy liền sau 2 tháng
3. Kết luận và lời khuyên
Bàn tay giúp con người làm chủ được tự nhiên, vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Để đảm nhận được các chức năng quan trọng, bàn tay có cấu trúc rất phức tạp với rất nhiều thành phần giải phẫu trong một không gian nhỏ hẹp. Tuy nhiên, bàn tay lại là vị trí rất dễ bị tổn thương. Để điều trị tốt các gãy xương, trật khớp ở bàn tay cẩn cả khoa học và nghệ thuật, tức là cần am hiểu về giải phẫu, các tình trạng bệnh lý và các phương pháp và kỹ thuật điều trị, đồng thời cũng đòi hỏi người thầy thuốc phải khéo léo và thuần thục trong thực hành các phương pháp phẫu thuật. Và không thể thiếu đó là phải có các trang thiết bị chuyên dụng cho phẫu thuật bàn tay.
Vì vậy, trong thực hành lâm sàng, các chấn thương, gãy xương và trật khớp ở bàn tay nên được điều trị bởi các phẫu thuật viên chuyên sâu và ở các cơ sở y tế có điều kiện các trang thiết bị hỗ trợ tốt nhất cho phẫu thuật bàn tay.
>>> Xem thêm: Điều trị trật khớp bàn ngón tay
Tài liệu tham khảo
- Kenneth A. E., Kenneth J, K., Joseph D. z. et a! (2015), Handbook of Fractures, 5th, Wolters Kluwer, Philadenphia.
- Mark D. M. et al (2015), Orthopaedic Surgical Approaches, 2rd, Elsevier, Toronto.
- George Bentley et al (2014), Part V: Hand and Wrist, European Surgical Orthopaedics and Traumatology, Springer, London, Vol 3,1847 – 1885.
- Terry s. c., James H. B. et a! (2013), Part XVIII – The Hand, Campbell’s Operative Orthopaedics, 12th, Elsevier, Philadenphta, 3306 – 3361.
- James Chang et al (2013), Chapter 5: Principles of internal fxation as applied to the hand and wrist, Volume 6: Hand and Upper Extremity, Plastic Surgery, 3rd, Elsevier, New York, 106 – 115.
- David I. (2008), Orthopaedic Traumatology – A Resident Guide, 2nd, Springer, Hong Kong, 338-352.
- Peter M. w., Donald s. B. (2012), Pediatric Hand and Upper Limb Surgery: A Practical Guide, Wolters Kluwer, Hong Kong, 439 – 451.
- Alexander R. V., Christopher M. B. et al (2008), Atlas of Minimally Invasive Hand and Wrist Surgery, Informa Healthcare, New York, 37 -88.
- Peter V. G., Hans-Christoph p. et al (2006), Practical Procedures in Orthopaedic Trauma Surgery, Cambridge University Press, New York, 98 -113.
- Frank H. Netter (2007), Atlas giải phẫu người (Nguyễn Quang Quyền dịch), NXB Y học.
- Bruce D. B. et al (2003), Chapter 38: Fractures and Dislocations of the Hand, Skeletal Trauma: Basic science, Management, and Reconstruction, 3rd, Elsevier, Philadenphia, 1153 – 1259.
- Haughton D.N.etal (2012), Principles of Hand Fracture Management, The Open Orthopaedics Journal, 6, (Suppl 1: M5) 43 – 53.
- Anne s. B., Holly J. B., Chad A. (2009), Splint and Cast: Indications Methods, Am Fam Physician, 80 (5): 491-499