MỚI

Bệnh lý toàn thân/thuốc tác động đến cấy ghép Implant

Ngày xuất bản: 02/05/2023

Đối với Nha sĩ, việc nắm vững vấn đề liên quan đến tiên lượng Y khoa tới cấy ghép Implant rất quan trọng, đặc biệt là tác động của bệnh lý toàn thân/thuốc tới quá trình cấy ghép Implant. Cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan này bằng các câu hỏi thực tế lâm sàng, giúp ích được rất nhiều trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

1. Các bệnh lý toàn thân và/hoặc các thuốc điều trị bệnh lý toàn thân có tác động như thế nào lên sự thành công của điều trị cấy ghép Implant?

Ảnh hưởng của các nguy cơ sức khỏe lên kết quả điều trị cấy ghép vẫn chưa rõ ràng bởi vì chỉ có một vài thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng đánh giá tình trạng sức khỏe như một yếu tố nguy cơ.

Về nguyên tắc, chỉ những bệnh nhân có tình trạng thể chất độ I (P1: bệnh nhân khỏe mạnh bình thường) hoặc độ II (P2: bệnh nhân có bệnh lý toàn thân nhẹ) theo Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ (ASA) mới đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật, chẳng hạn như cấy ghép nha khoa, và nguy cơ phẫu thuật của bệnh nhân phải được cân nhắc so với lợi ích mà cấy ghép nha khoa có thể đem lại cho họ [1, 14-16].

Đối với các vấn đề y khoa cấp tính và nghiêm trọng (tình trạng thể chất ASA xếp loại P3 đến P6), việc tính toán nguy cơ thất bại dường như là bất khả thi bởi vì những bệnh nhân có tình trạng như vậy hầu như không bao giờ được điều trị cấy ghép.

Một ấn phẩm gần đây nói rằng điều trị nha khoa cho những bệnh nhân được xếp loại P4 hoặc cao hơn nên được trì hoãn cho đến khi tình trạng y khoa của bệnh nhân ổn định và cải thiện tối thiểu đến P3 [17]. Các bệnh lý toàn thân có thể ảnh hưởng đến mô trong miệng bằng cách tăng tính nhạy cảm với những bệnh lý khác hoặc cản trở sự lành thương.

Ngoài ra, các tình trạng toàn thân có thể được điều trị bằng thuốc hoặc những liệu pháp khác, từ đó có thể ảnh hưởng đến implant và mô xung quanh [3]. Có nhiều nghiên cứu khác nhau, chủ yếu là nghiên cứu hồi cứu, đánh giá tác động của các yếu tố y khoa/toàn thân và/hoặc thuốc lên kết quả tích hợp xương của implant, nhưng cần thận trọng khi ngoại suy từ những kết quả này, bởi vì không thể thu được quá nhiều thông tin từ các nghiên cứu như vậy nếu thiếu sự hiểu biết về biểu hiện và bản chất của bệnh lý toàn thân liên quan [18, 19].

Một số tác giả còn xác định những bệnh lý không nên điều trị cấy ghép, hoặc cần phải dè dặt, nhưng vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng cho điều này [20-23]. Do đó, liệu một số yếu tố toàn thân/thuốc có tác động đến sự tích hợp xương lên giao diện implant hay không và ảnh hưởng của chúng trong giai đoạn lành thương là như thế nào vẫn là câu hỏi đang gây tranh cãi.

2. Vấn đề tích hợp xương

Tích hợp xương là một khái niệm sinh học được áp dụng trong cấy ghép nha khoa [3]. Sự duy trì xương lâu dài quanh một implant đã tích hợp xương là điều tối quan trọng cho sự thành công lâm sàng, và sự tái tạo xương quanh implant cũng rất quan trọng cho tỷ lệ tồn tại lâu dài của implant [4].

Người ta tin rằng có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tiêu xương quanh implant: yếu tố tại chỗ, yếu tố cấy ghép, yếu tố phục hình, và các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh nhân, bao gồm bệnh lý toàn thân, thuốc điều trị bệnh lý toàn thân, đặc điểm di truyền, sử dụng thuốc hoặc rượu trong thời gian dài, và hút thuốc lá [4].

Sự hình thành khoảng sinh học quanh implant là lý thuyết được chấp nhận rộng rãi về sự tiêu xương sinh lý và nên được hiểu là một hiện tượng sinh lý. Nó được hình thành do sự tiêu xương để phù hợp với cấu trúc mô mềm, với số đo trung bình theo chiều đứng là 1.5-2mm [5-9]. Sự tiêu xương điển hình tiếp theo sẽ là tiêu gờ xương dần dần sau khi đã tích hợp xương.

Các mức độ tiêu xương khác nhau chấp nhận được đã được báo cáo là chấp nhận được [10]. Một nghiên cứu báo cáo rằng tiêu xương dần dần 0.2 mm sau năm đầu tiên thực hiện chức năng và ≤ 0.2 mm mỗi năm trong những năm tiếp theo có thể được xem là thành công [11]. Một nghiên cứu khác lại chấp nhận tiêu xương 2mm sau 5 năm kể từ thời điểm đặt implant [12].

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác gần đây đã báo cáo về việc tiêu xương 3mm về phía giao diện abutment-implant sau 5-20 năm thực hiện chức năng [13]. Mặc dù những nghiên cứu trên [11-13] đều chấp nhận tiêu xương lên đến 2mm sau nhiều năm, nhưng vẫn chưa có sự đồng thuận về vấn đề này. Không những vậy, tác động của các yếu tố tại chỗ và toàn thân lên tiến trình tiêu xương quanh implant đã tích hợp xương cũng còn gây tranh cãi [10].

Nguồn tham khảo:
  1. Diz P, Scully C, Sanz M. Dental implants in the medically compromised patient. J Dent 2013;41:195–206.
  2. Gómez-de Diego R, Mang-de la Rosa M, Romero-Pérez MJ, et al. Indications and contraindications of dental implants in medically compromised patients: update. Med Oral Patol Oral Cir Bucal 2014;19(5):e483-e489.
  3. Bornstein MM, Cionca N, Mombelli A. Systemic conditions and treatments as risks for implant therapy. Int J Oral Maxillofac Implants 2009;24(Suppl): 12-27.
  4. Clementini M, Rossetti PHO, Penarrocha D, et al. Systemic risk factors for peri-implant bone loss: a systematic review and meta-analysis. Int J Oral Maxillofac Surg 2014;43:323-334.
  5. Berglundh T, Lindhe J, Ericsson I, et al. The soft tissue barrier at implants and teeth. Clin Oral Implants Res 1991;2:81-90.
  6. Sanz M, Alendaz J, Lazaro P, et al. Histopathologic characteristics of peri-implant soft tissues in Brånemark implants with 2 distinct clinical and radiographic patterns. Clin Oral Implants Res 1991;2:128-134.
  7. Quirynen M, Van Steenberghe D. Bacterial colonization of the internal part of two stage implants: an in vivo study. Clin Oral Implants Res 1993;4:158-161.
  8. Hermann JS, Cochran DL, Nummicoski PV, et al. Crestal bone changes around titanium implants: a radiographic evaluation of unloaded nonsubmerged and submerged implants in the canine mandible. J Periodontol 1997;68:1117-1130.
  9. Jansen VK, Conrads G, Richter EJ. Microbial leakage and marginal fit of the implant abutment interface. Int J Oral Maxillofac Implants 1997;12:527-540.
  10. De Souza JGO, Pereira Neto ARL, et al. Impact of local and systemic factors on additional peri-implant bone loss. Quintessence Int 2013;44:415-424.
  11. Albrektsson T, Isidor F. Consensus report of session IV. In: Lang NP, Karring, T (eds), Proceedings of the 1st European Workshop on Periodontology. London: Quintessence; 1994, pp 365-369.
  12. Wennström J, Palmer R. Consensus report session 3: clinical trials. In: Lang NP, Karring T, Lindhe J (eds), Proceedings of the 3rd European Workshop on Periodontology. Implant Dentistry. Berlin: Quintessence; 1999, pp 255-259.
  13. Fransson C, Lekholm U, Jemt T, Berglundh T. Prevalence of subjects with progressive bone loss at implants. Clin Oral Implants Res 2005;16:440-446.
  14. Meijer GJ, Cune MS. Surgical dilemmas. Medical restrictions and risk factors. Ned Tijdschr Tandheelkd 2008;115:643-651 (in Dutch).
  15. Bornstein MM, Cionca N, Mombelli A. Systemic conditions and treatments as risks for implant therapy. Int J Oral Maxillofac Implants 2009;24(Suppl): 12-27.
  16. American Society of Anesthesiologists. New classification of physical status. Anesthesiology 1963;24:111.
  17. Maloney WJ Weinberg MA. Implementation of the American Society of Anesthesiologists physical status classification system in periodontal practice. J Periodontol 2008;79:1124-1126.
  18. Smith RA, Berger R, Dodson TB. Risk factors associated with dental implants in healthy and medically compromised patients. Int J Oral Maxillofac Implants 1992;7:367-372.
  19. Van Steenberghe D, Quirinen M, Molly L, Jacobs R. Impact of systemic diseases and medication on osseointegration. Periodontol 2000 2003;33:163-171.
  20. Blanchaert RH. Implants in the medically challenged patient. Dent Clin North Am 1998;42:35-45.
  21. Sugerman PB, Barber MT. Patient selection for endosseous dental implants: oral and systemic considerations. Int J Oral Maxillofac Implants 2002;17:191-201.
  22. Hwang D, Wang HL. Medical contraindications to implant therapy: part I: absolute contraindications. Implant Dent 2006;15:353-360.
  23. Hwang D, Wang HL. Medical contraindications to implant therapy: part II: relative contraindications. Implant Dent 2007;16:13-23.

Tìm hiểu thêm: Lưu tâm trong phẫu thuật Implant – Tổn thương xương do nhiệt

facebook
17

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia