Bệnh loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu ở bệnh nhân mắc Coronavirus 2019
Qua báo cáo về loạt năm bệnh nhân liên tiếp nhập viện nội khoa do viêm phổi COVID-19, có thể đưa ra kết luận về nguyên nhân phổ biến gây chảy máu ở bệnh nhân là bệnh loét dạ dày tá tràng.
Federica Melazzini, MD, PhD,1 Marco Vincenzo Lenti, MD,1 Aurelio Mauro, MD,1 Federico De Grazia, MD,1 và Antonio Di Sabatino, MD1
- Khoa Nội, Bệnh viện San Matteo, Đại học Pavia, Pavia, Ý.
Đồng tác giả.
Thư tín: Antonio Di Sabatino, MD. E-mail: ti.vp.oettams@onitabasid.a.
Bản quyền © 2020 của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ
Bài viết này được thực hiện cho Cơ sở dữ liệu PMC Open Access Subset, những thông tin đã được xác nhận từ dữ liệu gốc có thể được tái sử dụng hoặc tái phân tích không giới hạn dưới bất kỳ hình thức hay phương tiện nào. Các quyền này được cấp trong suốt thời gian diễn ra đại dịch COVID-19 hoặc cho đến khi các chúng được thu hồi bằng văn bản. Khi các quyền này hết hạn, cơ sở dữ liệu thư mục PMC được cấp giấy phép vĩnh viễn để cung cấp bài viết này qua PMC Mỹ và PMC Châu Âu, phù hợp với các biện pháp bảo vệ bản quyền hiện có.
Phổ lâm sàng của hội chứng hô hấp cấp trong lây nhiễm coronavirus 2 (SARS-CoV-2) là rất rộng, từ nhiễm trùng không có triệu chứng đến viêm phổi nặng do virus, có thể dẫn đến tử vong (1–3). Bằng chứng sơ bộ từ các nghiên cứu được thực hiện trong đại dịch coronavirus 2019 (COVID-19) ủng hộ quan điểm cho rằng bệnh nhân mắc COVID-19 có thể tăng độ nhạy cảm để phát triển huyết khối tĩnh mạch và đây là lý do cần đảm bảo dự phòng huyết khối (4). Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc liên quan đến nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân COVID-19 và có thể có nguy cơ cao ở bệnh nhân cao tuổi mắc đa bệnh. Một trường hợp viêm đại tràng xuất huyết liên quan đến COVID-19 đã được báo cáo gần đây (5), mặc dù nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa trên (GI) ở những bệnh nhân này vẫn chưa được làm rõ.
Chúng tôi đã làm một báo cáo về loạt năm bệnh nhân liên tiếp nhập viện nội khoa do viêm phổi COVID-19. Tất cả đều mắc ít nhất một bệnh mạn tính, bốn trong số đó bao gồm tăng huyết áp vô căn. Không ai có tiền sử bệnh loét dạ dày tá tràng cũng như nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Việc chẩn đoán COVID-19 dựa trên mẫu tăm bông mũi họng dương tính với SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược. Tất cả các bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho khan, khó thở và được điều trị bằng thông khí không cơ học. Khi nhập viện, tất cả người bệnh đều được chỉ định dùng heparin trọng lượng phân tử thấp. Sau thời gian trung bình 9 ngày, năm bệnh nhân đều bị thiếu máu trầm trọng và có biểu hiện lâm sàng là chảy máu đường tiêu hóa trên, tức melena (phân đen) và hạ huyết áp. Truyền dịch và truyền máu được áp dụng theo nhu cầu lâm sàng, ngoại trừ một trường hợp có tình trạng lâm sàng xấu đi sau đó tử vong, tất cả bệnh nhân đều được nội soi đường tiêu hóa trên. Bảng 1 tóm tắt các đặc điểm nhân khẩu học, lâm sàng, xét nghiệm và nội soi của những bệnh nhân có liên quan nhất và Hình 1 mô tả 2 vết loét dạ dày tá tràng, đặc biệt, một vết loét bị xuất huyết (bên phải).
Đáng chú ý, loét dạ dày và/hoặc tá tràng là phát hiện phổ biến nhất, và trong cả 2 trường hợp, rất nhiều ổ loét đã được hình thành. Một trường hợp chảy máu lại trong vòng 48 giờ và được điều trị bằng nút động mạch chọn lọc. Trong thời gian bệnh nhân chảy máu nhập viện, có tổng số 96 bệnh nhân mắc COVID-19 được đưa vào khoa của chúng tôi. Do đó, tỷ lệ xuất huyết đường tiêu hóa trên được ghi nhận ban đầu là 5,2%. Con số này tương đối cao nếu xét đến bối cảnh nội khoa. Đáng lưu ý, không ai trong số 5 bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ chảy máu khác ngoài dự phòng huyết khối, và không ai trong số họ được chỉ định những liệu pháp có thể tương tác với chức năng tiểu cầu hoặc tổng hợp yếu tố đông máu. Ngoài ra, số lượng tiểu cầu bình thường và các thông số cầm máu thứ phát không đáng kể.
Vẫn còn những lỗ hổng trong kiến thức về phổ lâm sàng của COVID-19. Cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng có thể được giải thích theo các cách khác nhau, bao gồm áp lực do bệnh cấp tính tạo ra, tổn thương trực tiếp biểu mô dạ dày do SARS-CoV-2, hoặc viêm niêm mạc do cơn bão cytokine. Nếu dự phòng huyết khối vẫn là điểm mấu chốt trong việc quản lý bệnh nhân COVID-19, bác sĩ lâm sàng cần đảm bảo kiểm tra định kỳ sự xuất hiện của xuất huyết đường tiêu hóa bằng cách theo dõi các thông số xét nghiệm và mức độ ổn định của huyết động. Tuy nhiên, với các công cụ nội soi và X-quang hỗ trợ kiểm soát chảy máu đường tiêu hóa tối tân như hiện nay, không khuyến khích điều trị dự phòng huyết khối.
Xung đột lợi ích
Người bảo lãnh bài viết: Antonio Di Sabatino, MD.
Đóng góp cụ thể của tác giả: Tất cả các tác giả đã tham gia vào quá trình soạn thảo bài báo, đã thực hiện các chỉnh sửa quan trọng đối với bản thảo về nội dung kiến thức quan trọng và cung cấp sự chấp thuận của phiên bản được đệ trình cuối cùng.
Hỗ trợ tài chính: Không có gì để báo cáo.
Các xung đột lợi ích tiềm ẩn: Không có gì để báo cáo.
Thông báo chấp thuận: Tất cả bệnh nhân đã cung cấp sự đồng ý bằng văn bản cho việc công bố dữ liệu ẩn danh của họ dưới dạng một loạt trường hợp.
Hình 1.
Hình ảnh nội soi có độ phân giải cao, ánh sáng trắng, cho thấy vết loét Forrest III của thành sau hang vị mà không cần điều trị nội soi (bên trái; bệnh nhân 2) và xuất huyết do vết loét Forrest Ib của thành trước hành tá tràng được điều trị bằng tiêm adrenaline (6mL adrenaline pha loãng 1/10.000) và kẹp (tổng cộng 3 kẹp kim loại, Instinct Cook; bên phải; bệnh nhân 3).
Bảng 1 Bảng 1