MỚI

Bệnh hô hấp kịch phát do Aspirin: liên quan của bệnh xoang và hen suyễn

Ngày xuất bản: 13/01/2023

Bệnh hô hấp do Aspirin (AERD) được đặc trưng bởi bệnh hen suyễn và quá mẫn với aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác. Nghiên cứu này chứng minh mối liên quan giữa báo cáo về bệnh nhân viêm xoang mũi với mức độ nghiêm trọng của triệu chứng hen suyễn và các thước đo chủ quan và khách quan về mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn.

Nhóm tác giả: 

  • Regan W. Bergmark, MD 
  • Marina Palumbo, BA
  • Sarah Rahman, AB
  • Rie Maurer, MA
  • Christine Dominas, MS
  • Rachel Roditi, MD
  • Neil Bhattacharyya, MD
  • Alice Maxfield, MD
  • Kathleen M. Buchheit, MD
  • Tanya M. Laidlaw, MD

Ngày xuất bản: 01/04/2021

Đơn vị công tác

    1. Khoa Tai Mũi Họng-Phẫu thuật Đầu và Cổ, Bệnh viện Phụ nữ Brigham, Boston, Mass; Khoa Tai Mũi Họng-Phẫu thuật Đầu và Cổ, Trường Y Harvard, Boston, Mass; Kết quả báo cáo bệnh nhân, Trung tâm Value and Experience (PROVE), Bệnh viện Phụ nữ Brigham, Boston, Mass; Trung tâm Phẫu thuật và Y tế Công cộng, Trường Y Harvard, Boston, Mass. Hòm thư điện tử: rbergmark@bwh.harvard.edu 
    2. Phân khu Thấp khớp học, Miễn dịch  và Dị ứng, Bệnh viện Brigham và Phụ nữ, Boston, Mass; Trường Y Harvard, Boston, Mass.
    3. Trung tâm Phẫu thuật và Y tế Công cộng, Trường Y Harvard, Boston, Mass; Trường Y thuộc Đại học Case Western Reserve, Cleveland, Ohio.
    4. Trung tâm Điều tra Lâm sàng, Bệnh viện Phụ nữ Brigham, Boston, Mass.
    5. Phân khu Tai Mũi Họng-Phẫu thuật Đầu và Cổ, Bệnh viện Phụ nữ Brigham, Boston, Mass.
  • Phân khoa Tai Mũi Họng-Phẫu thuật Đầu và Cổ, Bệnh viện Phụ nữ Brigham, Boston, Mass; Khoa Tai Mũi Họng-Phẫu thuật Đầu và Cổ, Trường Y Harvard, Boston, Mass.

 

 

 

Tổng quan

Bối cảnh nghiên cứu

Mối liên hệ giữa các triệu chứng thuộc xoang mũi và phổi ở các bệnh hô hấp kịch phát do aspirin (AERD) không được ban hành đầy đủ.

Bệnh hô hấp kịch phát do Aspirin: liên quan của bệnh xoang và hen suyễn

Mục tiêu nghiên cứu

Để mô tả các triệu chứng của xoang mũi và hen suyễn, và để xác định xem liệu các triệu chứng về xoang mũi được báo cáo có dự đoán được mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn hay không.

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập một cách có chủ đích từ một nhóm thuần tập bệnh hô hấp kịch phát do aspirin (AERD) từ năm 2013 đến năm 2018. Các triệu chứng xoang mũi được đo bằng bài Kiểm tra Kết quả Xoang-mũi (SNOT), tổng điểm của 22 mục được sử dụng làm biến số dự đoán, cùng với điểm số Kiểm tra Kiểm soát Hen suyễn (ACT) và phần trăm dự đoán FEV1 (dự đoán FEV1%) là những kết luận chính. Tất cả các trường hợp dữ liệu được ghép nối vào cùng một ngày đã được sử dụng. Điểm ACT và dự đoán FEV1% cũng được xem xét. Đánh giá hồi quy các ảnh hưởng hỗn hợp đã được thực hiện.

Kết quả

Từ 1065 đối tượng bệnh hô hấp kịch phát do aspirin (tuổi trung bình, 48.1 ± 12.8 tuổi; 68.0% nữ, 29.8% nam), điểm SNOT-22 trung bình là 42.3 ± 24.12 (n = 1307 lần theo dõi từ 869 đối tượng), điểm ACT trung bình là 19.4 ± 5.2 (n = 1511 lần theo dõi từ 931 đối tượng), và dự đoán FEV1% trung bình là 82.8 ± 19.6 (n = 777 lần theo dõi từ 307 đối tượng). Điểm SNOT-22 dự đoán được đáng kể điểm ACT (P <.0001, 1185 lần theo dõi ghép nối từ 845 đối tượng) và dự đoán FEV1% (P = .018, 485 lần theo dõi từ 246 đối tượng). Bất kỳ 10 điểm SNOT-22 nào tăng đều có liên quan đến 0.87 điểm ACT giảm và 0.75% dự đoán FEV1% giảm. Bất kỳ 1 điểm ACT nào tăng đều có liên quan đến 1.0% dự đoán FEV1% tăng (P <.0001, 616 lần theo dõi từ 269 đối tượng). Các triệu chứng SNOT-22 nghiêm trọng nhất là khứu giác/ vị giác và tắc/ nghẹt mũi.

 

 

Kết luận

Điểm SNOT-22 dự đoán được đáng kể điểm ACT và dự đoán FEV1%, và điểm ACT dự đoán đáng kể điểm dự đoán FEV1%. Nghiên cứu này chứng minh mối liên quan giữa báo cáo về bệnh nhân viêm xoang mũi với mức độ nghiêm trọng của triệu chứng hen suyễn và các thước đo chủ quan và khách quan về mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn.

PMID: 33307278

  • DOI: https://doi.org/10.1016/j.jaip.2020.11.051

Trích dẫn bài viết: Bergmark RW, Palumbo M, Rahman S, Maurer R, Dominas C, Roditi R, Bhattacharyya N, Maxfield A, Buchheit KM, Laidlaw TM. Aspirin-Exacerbated Respiratory Disease: Association Between Patient-Reported Sinus and Asthma Morbidity. J Allergy Clin Immunol Pract. 2021 Apr;9(4):1604-1611. doi: 10.1016/j.jaip.2020.11.051. Epub 2020 Dec 8. PMID: 33307278

Từ khóa

Bệnh hô hấp kịch phát do aspirin; Bệnh hen suyễn; Viêm xoang mũi mãn tính; Kết quả; Kết quả báo cáo về bệnh nhân; Viêm xoang; Đo phế dung phổi.

Tài liệu tham khảo

  1. Samter M., Beers R.F, Intolerance to aspirin. Clinical studies and consideration of its pathogenesis. Ann Intern Med. 1968; 68: 975-983
  2. Stevenson D.D, Szczeklik A., Clinical and pathologic perspectives on aspirin sensitivity and asthma. J Allergy Clin Immunol. 2006; 118 (quiz 787-8): 773-786
  3. Dahlén B., Nizankowska E., Szczeklik A., Zetterström O., Bochenek G., Kumlin M., et al. Benefits from adding the 5-lipoxygenase inhibitor zileuton to conventional therapy in aspirin-intolerant asthmatics. Am J Respir Crit Care Med. 1998; 157: 1187-1194
  4. Laidlaw T.M. Pathogenesis of NSAID-induced reactions in aspirin-exacerbated respiratory disease. World J Otorhinolaryngol Head Neck Surg. 2018; 4: 162-168
  5. Rajan J.P., Wineinger N.E., Stevenson D.D., White A.A. Prevalence of aspirin-exacerbated respiratory disease among asthmatic patients: a meta-analysis of the literature. J Allergy Clin Immunol. 2015; 135: 676-681.e1
  6. Laidlaw T.M., Boyce J.A. Aspirin-exacerbated respiratory disease–new prime suspects. N Engl J Med. 2016; 374: 484-488
  7. Lee-Sarwar K., Johns C., Laidlaw T.M., Cahill K.N. Tolerance of daily low-dose aspirin does not preclude aspirin-exacerbated respiratory disease. J Allergy Clin Immunol Pract. 2015; 3: 449-451
  8. Campbell A.P., Phillips K.M., Hoehle L.P., Feng A.L., Bergmark R.W., Caradonna D.S., et al. Depression symptoms and lost productivity in chronic rhinosinusitis. Ann Allergy Asthma Immunol. 2017; 118: 286-289
  9. Caulley L., Thavorn K., Rudmik L., Cameron C., Kilty S.J. Direct costs of adult chronic rhinosinusitis by using 4 methods of estimation: results of the US Medical Expenditure Panel Survey. J Allergy Clin Immunol. 2015; 136: 1517-1522
  10. Hopkins C., Hettige R., Soni-Jaiswal A., Lakhani R., Carrie S., Cervin A., et al. CHronic Rhinosinusitis Outcome MEasures (CHROME), developing a core outcome set for trials of interventions in chronic rhinosinusitis. Rhinology. 2018; 56: 22-32

Để biết thêm thông tin về tài liệu tham khảo, vui lòng tham khảo tại đây.

Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, vui lòng truy cập tại đây.

Nguồn tham khảo: aaaai.org

facebook
37

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia