Bảo tồn sống hàm – Nhìn nhận trên khía cạnh lâm sàng
Tiêu xương ổ răng là hậu quả trực tiếp và tự nhiên diễn ra sau khi mất răng. Bằng chứng hiện nay cho thấy nhổ răng có thể làm khởi phát quá trình tái cấu trúc không hoàn nguyên gây ảnh hưởng các cấu trúc nha chu, từ đó làm giảm thể tích sống hàm theo chiều ngang và chiều dọc, chủ yếu là ảnh hưởng lên mô cứng. Hãy cùng nhìn nhận kỹ thuật bảo tồn sống hàm trên khía cạnh lâm sàng cụ thể hơn.
1. Cân nhắc đến lựa chọn bảo tồn sống hàm
Nội dung bài viết
Tiêu xương ổ răng là hậu quả trực tiếp và tự nhiên diễn ra sau khi mất răng. Bằng chứng hiện nay cho thấy nhổ răng có thể làm khởi phát quá trình tái cấu trúc không hoàn nguyên gây ảnh hưởng các cấu trúc nha chu, từ đó làm giảm thể tích sống hàm theo chiều ngang và chiều dọc, chủ yếu là ảnh hưởng lên mô cứng. Điều đáng quan tâm là nhổ răng nằm trong 5 dịch vụ nha khoa được thực hiện nhiều nhất ở Hoa Kỳ. Do đó, sự hiểu biết về việc kiểm soát vị trí nhổ răng nhằm giảm thiểu mức độ tái cấu trúc xương ổ răng nên là một thành phần thiết yếu trong bộ kỹ năng của nha sĩ tổng quát cũng như các chuyên gia. Điều này đặc biệt quan trọng khi vị trí nhổ răng nằm ở vùng thẩm mỹ và phục hình trên implant được dự kiến.
Khi nhổ răng được xem xét hoặc chỉ định trong một kế hoạch điều trị đa chuyên khoa, thì hiện nay có nhiều phương án điều trị để kiểm soát vị trí nhổ răng, trong số đó có những phương án phổ biến, chẳng hạn như nhổ răng đơn thuần, nhổ răng và bảo tồn sống hàm bằng cách ghép ổ nhổ răng, đặt implant tức thì, hoặc chỉnh nha làm trồi kết hợp đặt implant trì hoãn. Hiển nhiên, việc xác định phương án điều trị lý tưởng cho một tình huống lâm sàng không phải lúc nào cũng là một nhiệm vụ dễ dàng. Do đó, lựa chọn ca cẩn thận bằng cách phân tích tỉ mỉ các yếu tố tại chỗ, toàn thân và hành vi, cùng với sở thích của bệnh nhân, sẽ cho phép xác định kế hoạch điều trị đồng thời tiên lượng kết quả ngắn hạn và dài hạn.
2. Khi nhìn nhận trên khía cạnh lâm sàng
Trong một số tình huống được mô tả, bệnh nhân không có chống chỉ định toàn thân nào của phẫu thuật (ví dụ, hút thuốc lá, đái tháo đường không kiểm soát, rối loạn chuyển hóa xương). Phân tích các yếu tố tại chỗ bao gồm nha chu, nội nha, và khớp cắn của răng, chiều rộng niêm mạc sừng hóa mặt ngoài, và dạng sinh học nha chu. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nên đặt implant tức thì hay bảo tồn sống hàm để đặt implant trì hoãn, bởi vì dạng sinh học mỏng (xương mặt ngoài < 1-1.5 mm) có liên quan với tình trạng tiêu sống hàm nhiều hơn trong các nghiên cứu gần đây. Yếu tố này đặc biệt quan trọng để đạt kết quả khả quan ở vùng thẩm mỹ, bởi vì độ dày trung bình của xương mặt ngoài là < 1mm theo một vài nghiên cứu về chủ đề này.
Trong trường hợp được trình bày ở đây, độ dày xương mặt ngoài là khoảng 1 mm.
Hình ảnh CBCT của bệnh nhân
Do đó, bệnh nhân được khuyên không nên đặt implant tức thì, mặc dù có đường cười thấp.
(A) Hình chụp ngoài mặt từ phía trước khi cười thư giãn.
(A) Hình chụp ngoài mặt từ phía trước khi cười thư giãn. (B) Hình chụp mặt ngoài từ phía trước khi cười lớn cho thấy đường cười thấp. (C) Hình chụp trong miệng từ phía trước của khớp cắn vùng răng trước. (D) Hình chụp trong miệng từ phía bên phải của khớp cắn vùng răng trước.
Bảo tồn sống hàm bắt đầu bằng cách thực hiện cẩn thận kỹ thuật nhổ răng sang chấn tối thiểu.
Hình chụp trong miệng mô tả quá trình nhổ răng sang chấn tối thiểu
Hình chụp trong miệng mô tả quá trình nhổ răng sang chấn tối thiểu. (A) Hình chụp phía bên cho thấy sử dụng periofome để tách bám dính mô liên kết trên mào xương. (B) Hình chụp mặt nhai cho thấy sử dụng periotome ở mặt trong của niêm mạc nha chu. (C) Hình chụp phía bên cho thấy sử dụng nạy thẳng để lung lay cấu trúc răng còn lại. (D) Hình chụp phía bên cho thấy sử dụng kìm nhỏ.
Bước này là cơ sở để giảm thiểu tổn thương các cấu trúc nha chu, từ đó cho phép bảo tồn sống hàm thay vì tái cấu trúc sống hàm theo các nguyên tắc tái tạo xương có hướng dẫn. Nói chung, tái cấu trúc sống hàm được chỉ định trong trường hợp sau nhổ răng, sự toàn vẹn của xương ổ răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chẳng hạn như những tình huống bị khiếm khuyết vì phá hủy nha chu trước đó hoặc sang chấn do nhổ răng.
Cuối cùng, cần chú ý rằng ghép mô liên kết dưới biểu mô hoặc ghép da đồng loại có thể được chỉ định đồng thời với bảo tồn sống hàm ARP hoặc vào thời điểm đặt implant để tăng mô mềm mặt ngoài bị khiếm khuyết hoặc để ngăn ngừa sự mất thể tích mô mềm theo chiều ngang, từ đó tối đa hóa khả năng đạt được kết quả thẩm mỹ.
Hình ảnh mô tả việc sử dụng dụng cụ cùn
(A, B) Hình ảnh mô tả việc sử dụng dụng cụ cùn để tách niêm mạc về phía chóp khoảng 3mm ở phía ngoài và phía trong. (C) Màng không tiêu (polytetrafluoroethylene đặc (d-PTFE)) đã cắt tỉa được nhét vào túi phía trong nằm giữa xương ổ răng với niêm mạc. (D) Màng được ổn định ở túi phía trong. Lưu ý mặt láng được tựa vào mô mềm. Ổ răng được nạo cẩn thận để làm sạch những gì còn sót lại của tổn thương quanh chóp, sau đó bơm rửa bằng nước muối vô trùng. Lúc này, ổ răng được kiểm tra cẩn thận để xác nhận sự nguyên vẹn của xương ổ răng. Ổ răng vẫn còn 4 thành xương, với cửa sổ nhỏ ở mặt ngoài (khoảng 2 mm x 2 mm) ở phía chóp. Cẩn thận tách niêm mạc mặt ngoài và mặt trong bằng dụng cụ tù, nhằm tạo ra một cái túi để cho phép màng không tiêu được đưa vào và ổn định
Điều trị bổ sung này đã không được thực hiện trong ca này bởi vì thành phần mô mềm thẩm mỹ không bị tổn hại tại thời điểm đặt implant. Tuy nhiên, việc chỉ định nó không nên bị loại trừ khỏi những tình huống lâm sàng tương tự cho đến khi mô quanh implant trưởng thành quanh phục hình trên implant (cả phục hình tạm lẫn phục hình sau cùng), phòng trường hợp giảm chiều ngang tiếp tục xảy ra.
Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.