MỚI

Báo cáo tình huống lâm sàng ở Việt Nam về chẩn đoán và điều trị U tế bào khổng lồ tại xương thê được đăng tải trên tạp chí Biomed Journal of Scientific of Technical Research

Ngày xuất bản: 06/05/2022

Tác giả: Dung Tran Trung 1, Lanh Nguyen Sy and Hanh Tran Thi My

Ngày xuất bản: 17/08/2018

Nơi công tác:

  1. Khoa giải phẫu bệnh, Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện đại học Việt Đức, Việt Nam

Giới thiệu

U tế bào khổng lồ là một tổn thương của xương thường gặp nhưng u tế bào khổng lồ tại xương thê lại rất hiếm thấy. Dựa theo y văn chỉ có vài trường hợp lâm sàng được báo cáo với khoảng 25 bệnh nhân được báo cáo từ năm 1935 tới 2005. Phẫu thuật cắt bỏ và ghép xương đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh u xương do tế bào khổng lồ Tuy nhiên, u tế bào khổng lồ tại xương thê giai đoạn cuối thường cần cắt bỏ toàn bộ xương mà không bảo tồn. Điều khó khăn chúng ta có thể gặp khi cắt bỏ xương toàn bộ xương thê đó là cách bảo tồn chức năng của bàn tay bởi xương này nằm ở vị trí hàng thứ 2 ở xương cổ tay và nối trực tiếp với các xương đốt bàn. Chúng tôi muốn giới thiệu một trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn cuối được cắt bỏ toàn bộ xương thê kèm kết hợp xương thành công và nhắc lại về lí thuyết của bệnh.

Báo cáo lâm sàng

Một phụ nữ 30 tuổi nhập viện do sưng mu bàn tay trái. Bệnh khởi phát từ 6 tháng trước bằng cơn đau nhẹ tại cổ tay trái khi cử động, tăng dần trong thời gian này. Bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị viêm khớp tại bệnh viện khác nhưng các triệu chứng không cải thiện và bắt đầu sưng vùng mu bàn tay. Trong quá trình thăm khám, vùng mu bàn tay sưng nhưng không giống tình trạng áp-xe. Xquang cho thấy khiếm khuyết nhẹ tại xương thê. Bệnh nhân được chỉ định chụp MRI khớp cổ tay. MRI cho thấy tổn thương toàn bộ xương thê và lan rộng ra tổ chức xung quanh. Chẩn đoán trước phẫu thuật là viêm hoại tử xương thê. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật, gây tê đám rối thần kinh cánh tay và đi vào qua da mu bàn tay trên vùng sưng. Tổn thương được nhìn thấy nằm hoàn toàn tại xương thê, lan rộng tới mô xung quanh và tới bao hoạt dịch của gân cơ duỗi. Chỉ có một cấu trúc màng  xương thê không thể giữ lại. Chúng tôi quyết định lấy toàn bộ xương thê, bao hoạt dịch của gân cơ duỗi và tái cấu trúc lại bằng xi măng nhân tạo. Tầm vận động hoàn toàn bình thường khi chúng tôi tiến hành kiểm tra trong và sau phẫu thuật. Các dấu hiệu lâm sàng và Xquang định kỳ sau phẫu thuật bình thường. 9 tháng sau phẫu thuật bệnh nhân không đau và có tầm vận động bình thường. MRI không thấy hình ảnh u tái phát cũng như cấu trúc sưng nề cấu trúc xung quanh. Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi trong 5 năm và không cho thấy dấu hiệu hay triệu chứng nào của u tái phát trên lâm sàng cũng như chẩn đoán hình ảnh

Bàn luận

U tế bào khổng lồ chủ yếu xuất hiện tại đầu các xương dài, hiếm khi tại xương bàn tay và hiếm hơn nữa tại các xương cổ tay. Dựa theo Shigematsu K, có 29 trường hợp u tế bào khổng lồ tại các xương cổ tay được báo cáo trên toàn thề giới từ năm 1935 cho tới 2005 và chỉ có 2 trường hợp liên quan tới tế bào khổng lồ tại xương thê. Cho tới năm 2019, Tanrg đã báo cáo 1 trường hợp u tế bào khổng lồ tại nhiều vùng ở xương cổ tay bao gồm xương thê. Không có báo cáo nào về u tế bào khổng lồ chỉ ở xương thê. Tổn thương xương thê được báo cáo chỉ trong 1 trường hợp: hoại tử vô mạch xương thê và trong 1 trường hợp: U xương dạng xương tại xương thê. Tất cả các trường hợp được báo cáo đều ở giai đoạn cuối với triệu chứng đau tại cổ tay và dễ chẩn đoán nhầm với viêm hoặc gân cơ gấp và cơ duỗi của bàn tay. Việc xác định chẩn đoán dựa trên hình ảnh khiếm khuyết xương trên Xquang và MRI ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, trên MRI cũng thấy hình ảnh hoại tử vô mạch xương thê bởi hình ảnh này giống với tổn thương xương nguyệt trong bệnh Kienbock. Kết quả giải phẫu bệnh là u tế bào khổng lồ. Điều trị u tế bào khổng lồ chủ yếu là phẫu thuật, cắt bỏ hoàn toàn khối u sau đó ghép xương tự thân. Tuy nhiên, các xương cổ tay thường rất nhỏ nên tỷ lệ tái phát khá đáng kể, chỉ có 24% không tái phát. Một trong những khó khăn là khi cắt bỏ toàn bộ xương nhưng vẫn duy trì chức năng của cổ tay. Do việc phát hiện ở giai đoạn cuối cho nên hầu hết các trường hợp đều phải lấy toàn hết xương và ghép xương hoặc không làm gì. Có vài cách khác được sử dụng trong điều trị bệnh lành tính của xương cổ tay như hoại tử cô mạch xương thuyền (Bệnh Kienbock) và xương thê như ghép xương, tạo hình gân gan tay dài hoặc bộ phân nhân tạo. Trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi đã lấy toàn bộ xương nên chúng tôi không thể thực hiện ghép xương. Chúng tôi tái cấu trúc xương thê dựa trên xi măng nhân tạo. Có nhiều nguy cơ khi sử dụng xương nhân tạo như: bào mào xương xung quanh do ảnh hưởng cơ học, phá hủy khớp dẫn tới phải phẫu thuật lại. Theo dõi bệnh nhân 5 năm sau mổ cho thấy không còn đau tại vùng cổ tay, tầm vận động của cổ tay hoàn toàn bình thường. Trên phim MRI,  khớp không bị thay đổi, phá hủy, các cấu trúc xung quanh không bị sưng. Không thấy u tái phát và xâm lấn tới các mô xung quanh.

Bàn luận

U tế bào khổng lồ ở xương thê rất hiếm gặp. Cắt bỏ hoàn toàn xương thê và tạo hình xương bằng xi măng nhân tạo cho thấy kết quả tốt sau 5 năm phẫu thuật. Không thấy u tái phát và chức năng khớp cổ tay bình thường

Tổng kết

U tế bào khổng lồ tại xương thê rất hiếm gặp. Chúng tôi muốn trình bày một trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn muộn và được cắt bỏ hoàn toàn xương thê và tạo hình xương thành công kèm đáng giá về lý thuyết.

DOI: 10.26717/BJSTR.2018.03.000969

Trích dẫn: 0 bài báo

Để đọc bài nghiên cứu, vui lòng nhấp vào đây

facebook
13

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia