MỚI

Báo cáo một trường hợp lâm sàng về Các đột biến dị hợp tử mới của TMEM67 ở một gia đình Việt Nam mắc hội chứng Joubert đã được đăng tải trên tạp chí BMC medical genetics vào ngày 30/01/2020 chương 21, mục 01 trang 18

Ngày xuất bản: 10/05/2022

Nhóm tác giả: Thi Phuong Hoa Bui 1, Ngoc Tu Nguyen 2, Van Doan Ngo 3, Hoai-Nghia Nguyen 4, Thi Thanh Ha Ly 1, Huy Duong Do 1, Minh-Tuan Huynh 5

Đơn vị công tác:

  1. Khoa Di truyền y học, Bệnh viện Quốc tế Vinmec Times City, Times City, Hà Nội, Việt Nam.
  2. Khoa y học bào thai, Bệnh viện Quốc tế Vinmecs Times City, Times City, Hà Nội, Việt Nam.
  3. Trung tâm y học phân tử, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khoa Di truyền y học, Bệnh viện Quốc tế Vimecs Times City, Hà Nội, Việt Nam.

Tổng quan

Hoàn cảnh: Hội chứng Joubert là một bệnh lý lông chuyển tế bào di truyền dị hợp tử gen lặn nhiễm sắc thể thường, bệnh đặc trưng bởi sự kết hợp của các tổn thương giảm sản/bất sản thùy giun tiểu não, dày hóa và kéo dài các cuống tiểu não trên và hố gian cuống não sâu hay còn được biết đến với dấu hiệu “răng cối” (molar tooth) đi kèm với giảm trương lực cơ, rối loạn điều hòa hô hấp và bất thường cử động của mắt. Tới thời điểm này, các đột biến gây bệnh ở trên 35 gen đã được biết là nguyên nhân gây nên hội chứng Joubert di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường, trong khi một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X

Lâm sàng: Chúng tôi mô tả ở đây một gia đình Việt Nam không có quan hệ cận huyết mắc hội chứng Joubert, một thai nhi và một bé trai 10 tuổi bị chậm phát triển. Hình ảnh siêu âm cho thấy thai nhi có não thất lớn ở tuần thai thứ 32. Cậu bé 10 tuổi được chẩn đoán là bại não chưa rõ nguyên nhân. Thăm khám lâm sàng vào thời điểm 10 tuổi, cậu ta có những biểu hiện lâm sàng của hội chứng Joubert bao gồm dị dạng mặt điển hình, thất điều, chậm phát triển tâm thần vận động nghiêm trọng, mất vận động mắt và dấu hiệu molar tooth trên MRI sọ não. Phân tích giải trình tự toàn bộ exome xác định một đột biến dị hợp tử mới c.725A > G p.Asn242Ser và c.313-3 T > G p.Lys105Valfs*16 TMEM67 trên đối tượng thí nghiệm và cả bào thai bị ảnh hưởng. Hai đột biến này di truyền từ mỗi bố hoặc mẹ và được xác định bằng giải trình tự Sanger. Đột biến c.725A > G p.Asn242Ser đã đượcghi nhận trước đó ở bệnh nhân mắc hội chứng Joubert, đột biến mới ở vị trí cắt c.313-3 T > G p.Lys105Valfs*16 TMEM67 tạo ra một đoạn mã bất thường mất đi 4 nucleotide của exon số 03.

Bàn luận: Nghiên cứu này xác định chẩn đoán hội chứng Joubert ở một gia đình Việt Nam và mở rộng phổ đột biến của dòng đột biến TMEM67. Chúng tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các phương pháp phân tử để làm sáng tỏ cơ chế của rối loạn đột biến gen trên người. Chẩn đoán chính xác từ sớm có thể giúp đưa ra các tư vấn di truyền chính xác hơn trong việc đánh giá nguy cơ tái phát, các lựa chọn chẩn đoán, các lựa chọn điều trị cũng như hướng dẫn điều trị trong tương lai cho các rối loạn hiếm gặp.

Từ khóa: Hội chứng Joubert, dấu hiệu răng khôn (molar tooth), đột biến mới tại vị trí cắt TMEM, giải trình tự toàn bộ exome.

Được trích dẫn: Chẩn đoán hội chứng Joubert và Meckel-Gurber trước sinh so với sau sinh ở bệnh nhân có đột biến TMEM67.

Stembalska A, et al. Genes (Basel). 2021. PMID: 3435609

Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, vui lòng truy cập tại đây.

facebook
5

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia