Ảnh hưởng của truyền acid tranexamic liều cao trong vòng 24 giờ đến tử vong và các biến cố thuyên tắc huyết khối ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cấp tính (HALT-IT): thử nghiệm ngẫu nhiên đa quốc gia, mù đôi, có kiểm soát giả dược
Acid tranexamic được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh nhân đa chấn thương. Ảnh hưởng của việc truyền acid liều cao ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cấp tính là một trong những vấn đề mà các bác sĩ lâm sàng cần cân nhắc nhằm hạn chế tử vong và các biến cố thuyên tắc huyết khối. Một cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên đa quốc gia, mù đôi, có kiểm soát giả dược đã được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng của acid tranexamic liều cao trong vòng 24 giờ đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cấp tính.
Được đăng tải trên The Lancet, Quyển 395, Số phát hành 10241, trang 1927-1326
Ngày xuất bản: ngày 9 tháng 6 năm 2020
Cộng tác viên Thử nghiệm HALT-IT†
Để tìm hiểu thông tin chi tiết của nhóm cộng tác viên, vui lòng truy cập tại đây
Tóm tắt
1. Hoàn cảnh
Nội dung bài viết
Acid tranexamic làm giảm nguy cơ xuất huyết do phẫu thuật và tử vong do mất máu ở các bệnh nhân chấn thương. Những phân tích tổng hợp từ các cuộc thử nghiệm nhỏ cho thấy acid tranexamic có khả năng giảm tải số ca tử vong do xuất huyết tiêu hóa. Chúng tôi hướng đến việc đánh giá tác dụng của acid tranexamic đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa.
2. Phương pháp
Một cuộc thử nghiệm quốc tế, đa trung tâm, ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược đã được thực hiện ở 164 bệnh viện trên 15 quốc gia.
Bệnh nhân được lựa chọn khi bác sĩ phụ trách chưa chắc chắn về việc sử dụng acid tranexamic, thuộc nhóm tuổi nằm trên độ tuổi tối thiểu được xem là người trưởng thành ở quốc gia đó (từ 16 tuổi trở lên hoặc từ 18 tuổi trở lên) và tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên hoặc dưới nặng (được xác định là có nguy cơ đe dọa tính mạng).
Bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên để chọn một gói điều trị được đánh dấu bằng một số từ một thùng chứa tám gói giống nhau nhưng được đánh số khác nhau. Các bệnh nhân khởi đầu bằng một liều nạp 1g acid tranexamic, liều được thêm vào túi truyền 100mL natri clorid nồng độ 0,9% và được truyền bằng cách tiêm tĩnh mạch chậm trong 10 phút, sau đó là một liều duy trì 3g acid tranexamic được thêm vào 1L dịch truyền đẳng trương bất kỳ và được truyền tĩnh mạch 125mg/giờ trong vòng 24 giờ, hoặc giả dược (natri clorid 0,9%).
Bệnh nhân, người chăm sóc và những người đánh giá kết quả được làm mù để phân bổ kết quả. Kết quả chính dựa vào số ca tử vong trong vòng 5 ngày sau phân bổ ngẫu nhiên; những bệnh nhân không tiếp nhận liều điều trị được phân bổ và không có dữ liệu kết quả tử vong đều bị loại trừ khỏi phân tích. Thử nghiệm này đã được đăng ký Current Controlled Trials ISRCTN11225767 và ClinicalTrials.gov, NCT01658124.
3. Kết quả
Từ ngày 4 tháng 9 năm 2013 đến tháng 7 năm 2021, chúng tôi đã phân bổ ngẫu nhiên 12.009 bệnh nhân tiếp nhận acid tranexamic (5.994, 49,9%) hoặc giả dược phù hợp (6.015, 50,1%), trong đó 11.952 (99,5%) tiếp nhận liều khởi đầu từ phương pháp điều trị theo trình tự được phân bổ.
Với nhóm dùng acid tranexamic, tỷ lệ tử vong do xuất huyết trong vòng 5 ngày sau phân bổ ngẫu nhiên xảy ra ở 222 trên 5.956 bệnh nhân (4%) và với nhóm giả dược, số ca tử vong là 226 trên 5.981 bệnh nhân (4%) (Tỷ số nguy cơ [RR] là 0,99, khoảng tin cậy 95% – 95% CI là 0,82-1,18). Tỷ lệ các biến cố thuyên tắc huyết khối động mạch (nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ) ở nhóm acid tranexamic và nhóm giả dược là như nhau (42 trên 5.952 [0,7%] so với 46 trên 5.977 [0,8%]; 0,92; 0,6 đến 1,39). Tỷ lệ các biến cố thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi) ghi nhận kết quả ở nhóm acid tranexamic cao hơn nhóm giả dược (48 trên 5.952 [0,8%] so với 26 trên 5.977 [0,4%]; RR 1,85; 95% CI 1,15 đến 2,98).
4. Kết luận
Chúng tôi nhận thấy rằng acid tranexamic không làm thuyên giảm số ca tử vong do xuất huyết tiêu hóa. Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, không nên sử dụng acid tranexamic trong điều trị xuất huyết tiêu hóa ngoài phạm vi của cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên.
Tài trợ
Chương trình Đánh giá Nghiên cứu Sức khỏe Công nghệ Sức khỏe thuộc Viện Quốc gia Anh.
PMID: PMC7306161
PMCID: 32563378
DOI: 10.1016/S0140-6736(20)30848-5
Được trích dẫn bởi: 36 bài báo
1. Risk of Mortality among Patients with Gastrointestinal Bleeding with Early and Late Treatment with Tranexamic Acid: A Population-Based Cohort Study
2. Safety and Efficacy of Local Tranexamic Acid for the Prevention of Surgical Bleeding in Soft-Tissue Surgery: A Review of the Literature and Recommendations for Plastic Surgery
3. Enhanced recovery after surgery for major orthopedic surgery: a narrative review
4. Rationale and design of the PeriOperative ISchemic Evaluation-3 (POISE-3): a randomized controlled trial evaluating tranexamic acid and a strategy to minimize hypotension in noncardiac surgery
5. Role of Vitamin K in Intestinal Health
6. Hemostasis testing in patients with liver dysfunction: Advantages and caveats.
7. Analysis of the Effect of Intelligent Red Blood Cell Distribution Diagnosis Model on the Diagnosis and Treatment of Gastrointestinal Bleeding
8. Effect of tranexamic acid on thrombotic events and seizures in bleeding patients: a systematic review and meta-analysis
9. Current advances in transfusion medicine 2020: A critical review of selected topics by the AABB Clinical Transfusion Medicine Committee
10. Tranexamic acid for the prevention and treatment of bleeding in surgery, trauma and bleeding disorders: a narrative review
11. The impact of prehospital tranexamic acid on mortality and transfusion requirements: match-pair analysis from the nationwide German TraumaRegister DGU®
12. Fokus allgemeine Intensivmedizin. Intensivmedizinische Studien aus 2020/2021
13. Tranexamic acid in non-traumatic intracranial bleeding: a systematic review and meta-analysis
14. Tranexamic Acid Is Not a Universal Hemostatic Agent
15. Tranexamic acid evidence and controversies: An illustrated review
16. New Trends and Advances in Non-Variceal Gastrointestinal Bleeding—Series II
17. Staying InformED: Top emergency Medicine pharmacotherapy articles of 2020
18. Concomitant use of combined hormonal contraceptives and antifibrinolytic agents for the management of heavy menstrual bleeding: A practice pattern survey
19. Treatment of bleeding in patients with liver disease
20. Incidence and Mortality Related to Gastrointestinal Bleeding, and the Effect of Tranexamic Acid on Gastrointestinal Bleeding
21. The Fibrinolytic System: Mysteries and Opportunities
22. Does tranexamic acid reduce risk of mortality on patients with hemoptysis?: A protocol for systematic review and meta-analysis
23. Intraperitoneal Activation of Coagulation and Fibrinolysis in Patients with Cirrhosis and Ascites
23. Oral tranexamic acid and thrombosis risk in women
24. Trauma-induced coagulopathy
25. Association of Intravenous Tranexamic Acid With Thromboembolic Events and Mortality: A Systematic Review, Meta-analysis, and Meta-regression
26. Safety and efficacy of tranexamic acid in minimizing perioperative bleeding in extrahepatic abdominal surgery: meta-analysis
27. Challenges and Advances in Managing Thrombocytopenic Cancer Patients
28. Is There a Role for Tranexamic Acid in Upper GI Bleeding? A Systematic Review and Meta-Analysis
29. Twitter debate: controversies in management of upper gastrointestinal bleeding
30. Transfusion strategies in bleeding critically ill adults: a clinical practice guideline from the European Society of Intensive Care Medicine
31. Tranexamsäure zur Blutungsprophylaxe bei Trauma und orthopädischen Eingriffen – Standard oder individualisierte Anwendung?
32. Application of a plasmin generation assay to define pharmacodynamic effects of tranexamic acid in women undergoing cesarean delivery
33. Management of heavy menstrual bleeding on anticoagulation
34. Anticoagulation strategies in critical care for the treatment of atrial fibrillation: a protocol for a systematic review and meta-analysis
35. The Immunologic Effect of Early Intravenous Two and Four Gram Bolus Dosing of Tranexamic Acid Compared to Placebo in Patients With Severe Traumatic Bleeding (TAMPITI): A Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled, Single-Center Trial
Tài liệu tham khảo:
1. van Leerdam ME. Epidemiology of acute upper gastrointestinal bleeding. Best Pract Res Clin Gastroenterol. 2008;22:209–224. [PubMed] [Google Scholar]
2. Hearnshaw SA, Logan RF, Lowe D, Travis SP, Murphy MF, Palmer KR. Acute upper gastrointestinal bleeding in the UK: patient characteristics, diagnoses and outcomes in the 2007 UK audit. Gut. 2011;60:1327–1335. [PubMed] [Google Scholar]
3. Oakland K, Guy R, Uberoi R. Acute lower GI bleeding in the UK: patient characteristics, interventions and outcomes in the first nationwide audit. Gut. 2018;67:654–662. [PubMed] [Google Scholar]
4. Cook DJ, Griffith LE, Walter SD. The attributable mortality and length of intensive care unit stay of clinically important gastrointestinal bleeding in critically ill patients. Crit Care. 2001;5:368–375. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
5. Myles PS, Smith JA, Forbes A. Tranexamic acid in patients undergoing coronary-artery surgery. N Engl J Med. 2017;376:136–148. [PubMed] [Google Scholar]
6. Shakur H, Roberts I, Bautista R. Effects of tranexamic acid on death, vascular occlusive events, and blood transfusion in trauma patients with significant haemorrhage (CRASH-2): a randomised, placebo-controlled trial. Lancet. 2010;376:23–32. [PubMed] [Google Scholar]
7. CRASH-3 trial collaborators Effects of tranexamic acid on death, disability, vascular occlusive events and other morbidities in patients with acute traumatic brain injury (CRASH-3): a randomised, placebo-controlled trial. Lancet. 2019;394:1713–1723. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
8. WOMAN Trial Collaborators Effect of early administration of tranexamic acid on mortality, hysterectomy, other morbidities in women with postpartum haemorrhage (The WOMAN trial): a randomised, placebo-controlled trial. Lancet. 2017;389:2105–2116. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
9. Gluud LL, Klingenberg SL, Langholz E. Tranexamic acid for upper gastrointestinal bleeding. Cochrane Database Syst Rev. 2012;1 [PubMed] [Google Scholar]
10. Sivakumar H, Peyton PJ. Poor agreement in significant findings between meta-analyses and subsequent large randomized trials in perioperative medicine. Br J Anaesth. 2016;117:431–441. [PubMed] [Google Scholar]
Để đọc chi tiết nghiên cứu này, vui lòng truy cập tại đây
Nguồn tra cứu: Theo ncbi.nlm.nih.go