Hướng dẫn thực hiện quy trình vận chuyển người bệnh ngoại viện
Hướng dẫn thực hiện quy trình vận chuyển người bệnh ngoại viện áp dụng cho khối Bác sĩ, khối Điều dưỡng các khoa lâm sàng, phòng Hành chính tại các bệnh viện
Hướng dẫn thực hiện quy trình vận chuyển người bệnh ngoại viện cần được chỉ định chuyên môn và đúng yêu cầu y tế. Dưới đây là thông tin chi tiết về quy trình vận chuyển người bệnh ngoại viện mà bạn đọc nên tham khảo.
Người thẩm định: Phùng Nam Lâm Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 04/08/2020 Ngày hiệu chỉnh: 15/03/2022
1. Mục đích
Nội dung bài viết
Đảm bảo quá trình vận chuyển ngoại viện của người bệnh được diễn ra an toàn, theo đúng yêu cầu y tế và theo nguyện vọng điều trị của người bệnh.
2. Quy định chung
Dịch vụ vận chuyển người bệnh ngoại viện theo chỉ định chuyên môn và/ hoặc khi người bệnh/ người được ủy quyền yêu cầu bao gồm:
- Vận chuyển người bệnh chuyển viện.
- Vận chuyển người bệnh đi làm dịch vụ chẩn đoán tại các bệnh viện khác.
- Vận chuyển người bệnh về nhà.
- Lưu ý văn bản này không bao gồm dịch vụ cấp cứu ngoại viện.
Dịch vụ vận chuyển người bệnh ngoại viện nên được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ hoặc yêu cầu của người bệnh
3. Hướng dẫn cụ thể
3.1. Một số lưu ý trước khi vận chuyển
- Trước khi vận chuyển, người bệnh phải được đánh giá về nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển y tế để đảm bảo việc vận chuyển người bệnh kịp thời, an toàn. Bệnh viện chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển y tế với những trường hợp người bệnh có yêu cầu vận chuyển y tế rõ ràng được xác định bởi Trưởng khoa/ Trưởng tua trực hoặc bác sĩ điều trị. Một số ví dụ minh họa tình huống người bệnh cần lên phương án vận chuyển bằng xe Cấp cứu là:
- Người bệnh cần hỗ trợ y tế khi di chuyển lên xuống phương tiện vận chuyển.
- Người bệnh khuyết tật/ có tình trạng y tế khiến họ không thể di chuyển bằng các phương tiện thay thế khác (VD: taxi, phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng..v.v.)
- Người bệnh có khả năng diễn biến xấu trong quá trình vận chuyển đòi hỏi phải có sự hỗ trợ y tế.
- Khuyết tật của người bệnh có thể dẫn đến mất điều khiển hành vi hoặc trạng thái không mong muốn làm ảnh hưởng tới bản thân người bệnh hoặc người khác.
- Người bệnh trong trạng thái lú lẫn/ không minh mẫn mà không có người thân đi kèm nên bắt buộc cần có sự hỗ trợ y tế.
- Với các trường hợp không thuộc trong các tiêu chí cần sử dụng dịch vụ vận chuyển y tế của bệnh viện, bác sĩ/ điều dưỡng cần giải thích rõ ràng cho người bệnh hiểu và hỗ trợ liên hệ các dịch vụ vận chuyển khác (nếu cần).
- Trong mọi trường hợp vận chuyển, bệnh viện cần đảm bảo nơi tiếp nhận có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh. Trừ những trường hợp cấp cứu khẩn cấp, trước khi vận chuyển người bệnh chuyển khoa/ chuyển viện, bác sĩ điều trị phải liên hệ và nhận được sự đồng ý của nơi dự định chuyển người bệnh đến và điền thông tin đầy đủ vào “Giấy chuyển viện”. Trường hợp vận chuyển người bệnh không tỉnh táo về nhà, phải có người được ủy quyền hợp pháp của người bệnh đi cùng.
- Chỉ định vận chuyển: Đối với những người bệnh nặng, tình trạng hô hấp và tuần hoàn chưa ổn định, bác sĩ phải tiến hành điều trị, can thiệp y tế cho người bệnh. Người bệnh chỉ được vận chuyển khi ở tình trạng ổn định và các yếu tố tại mục 3.1 c (bên dưới) đều có đầy đủ/ sẵn sàng, trừ trường hợp cấp cứu đe dọa đến tính mạng mà cần vận chuyển người bệnh tới cơ sở y tế khác ngay.
3.2. Tình huống chuyển viện
Tình huống chuyển viện:
- Tình trạng của người bệnh không phù hợp với dịch vụ và/hoặc nguồn lực của bệnh viện:
- Tình trạng của người bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán, điều trị của bệnh viện.
- Chưa có danh mục kỹ thuật được Bộ y tế phê duyệt cho phép bệnh viện thực hiện.
- Tình trạng phù hợp với năng lực chẩn đoán, điều trị và đã có trong danh mục kỹ thuật nhưng do điều kiện khách quan mà bệnh viện không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị (VD: Quá tải). Khi vận chuyển theo tình huống này, bệnh viện ưu tiên chuyển đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng đáp ứng tốt nhất tình trạng của người bệnh.
- Theo nguyện vọng của người bệnh/ người được ủy quyền: Khi vận chuyển theo tình huống này, bác sỹ trực/ bác sĩ điều trị hỗ trợ giới thiệu, tư vấn người bệnh/ người được ủy quyền tìm kiếm các cơ sở/ dịch vụ chăm sóc phù hợp với nhu cầu của họ.
3.3. Đánh giá người bệnh và lên phương án vận chuyển
- Bác sĩ điều trị/ bác sĩ trực
- Lựa chọn và lấy xác nhận đồng ý tiếp nhận người bệnh từ bệnh viện/ cơ sở y tế cần vận chuyển người bệnh tới. Quá trình này bao gồm:
- Xác định chuyên khoa điều trị cho người bệnh tại bệnh viện/ cơ sở y tế tiếp nhận.
- Liên hệ với bác sĩ/ chuyên khoa điều trị của bệnh viện tiếp nhận để thông báo về tình trạng bệnh nhân, và các thông tin có liên quan.
- Chỉ chuyển người bệnh khi bác sĩ/ chuyên khoa điều trị tại bệnh viện tiếp nhận xác nhận sẽ điều trị người bệnh.
- Báo cáo trưởng khoa/ trưởng tua trực sau khi có xác nhận từ cơ sở y tế cần vận chuyển người bệnh tới. Ngoài ra, bất cứ tình huống khó, phức tạp không quyết định được phải chủ động xin ý kiến trưởng khoa/ trưởng tua trực viện.
- Rà soát bản “Đánh giá nhu cầu trang thiết bị/ nhân lực vận chuyển ngoại viện” (Phụ lục 1) do điều dưỡng thực hiện. Trực tiếp tái đánh giá và ghi nhận lại kết quả (khi cần) trước khi chốt phương án vận chuyển, bao gồm:
- Loại phương tiện vận chuyển.
- Trang thiết bị y tế, thuốc.
- Nhân viên y tế đi kèm (số lượng và năng lực cần có).
- Quá trình vận chuyển sẽ chỉ được triển khai khi nhóm vận chuyển đảm bảo chuẩn bị tất cả các yếu tố trên.
- Gặp và thông báo cho người bệnh/ người được ủy quyền của người bệnh về việc vận chuyển; chuẩn bị giấy tờ liên quan, hồ sơ bệnh án cần thiết và giấy chuyển viện trong trường hợp chuyển viện; cùng điều dưỡng chăm sóc bàn giao người bệnh cho đội vận chuyển. Có thể phải đi kèm người bệnh nếu được phân công là một thành viên của đội vận chuyển.
- Báo cáo y tế ra viện/ Giấy chuyển viện phải bao gồm các thông tin về tình trạng lâm sàng của người bệnh, chẩn đoán, các phương pháp điều trị và can thiệp đã tiến hành và nhu cầu điều trị tiếp theo. Nếu người bệnh được vận chuyển tới một cơ sở y tế khác, “Giấy chuyển viện” phải bao gồm tên của cơ sở y tế và tên của cán bộ nhân viên tại cơ sở y tế đã đồng ý tiếp nhận người bệnh.
- Trường hợp người bệnh/người được ủy quyền từ chối việc vận chuyển y tế không theo chỉ định của bác sỹ, bác sỹ điều trị phải tư vấn giải thích bản chất, lợi ích, nguy cơ, biện pháp thay thế của việc từ chối sử dụng dịch vụ vận chuyển y tế và điền đầy đủ thông tin vào Phiếu từ chối thực hiện dịch vụ sau khi đã giải thích với người bệnh/ người được ủy quyền. Nếu người bệnh lựa chọn dịch vụ vận chuyển khác, bác sĩ đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin tại mục D cho dịch vụ vận chuyển đó.
- Lựa chọn và lấy xác nhận đồng ý tiếp nhận người bệnh từ bệnh viện/ cơ sở y tế cần vận chuyển người bệnh tới. Quá trình này bao gồm:
- Điều dưỡng chính chăm sóc người bệnh
- Hoàn thiện bản “Đánh giá nhu cầu trang thiết bị/ nhân lực vận chuyển ngoại viện” (Tham khảo Phụ lục 1).
- Đảm bảo có tái đánh giá của bác sĩ điều trị/ Bác sĩ trực cho các mục bắt buộc đối với người bệnh được đánh giá thuộc mức độ “Đỏ”.
- Điều dưỡng có thể tham khảo cách thức sử dụng thang điểm đánh giá an thần – kích động Riker và thang điểm đánh giá hôn mê Glasgow tại Phụ lục 2.
- Lưu ý: Với nhóm người bệnh ở giai đoạn cuối đời xin xuất viện để chăm sóc và mất tại nhà, một số tiêu chí có thể rơi vào nhóm “Đỏ” nhưng không nhất thiết cần bác sĩ đi kèm (tham khảo những mục có dấu * trong biểu mẫu tại Phụ lục 1). Trong trường hợp không cần bác sĩ đi kèm, bác sĩ điều trị chính/ bác sĩ trực ghi rõ tại mục “Các lưu ý khác”.
- Chuẩn bị người bệnh và hồ sơ bệnh án sẵn sàng cho việc vận chuyển; bàn giao người bệnh và hồ sơ bệnh án cho đội vận chuyển. Có thể phải đi kèm người bệnh nếu được phân công là một thành viên của đội vận chuyển.
- Hoàn thiện bản “Đánh giá nhu cầu trang thiết bị/ nhân lực vận chuyển ngoại viện” (Tham khảo Phụ lục 1).
- Trưởng khoa/ trưởng tua trực
- Chịu trách nhiệm điều hành việc vận chuyển người bệnh theo quy định:
- Dựa vào kết quả “Đánh giá nhu cầu trang thiết bị/ nhân lực vận chuyển ngoại viện”, cùng bác sĩ điều trị/ bác sĩ trực, quyết định thành phần đội vận chuyển, đảm bảo CBNV đi kèm có đầy đủ năng lực phù hợp với tình trạng người bệnh được vận chuyển;
- Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc nhân viên về việc vận chuyển người bệnh an toàn.
- Báo cáo ban lãnh đạo:
- Trong trường hợp khó, phức tạp không quyết định được trưởng khoa/ trưởng tua trực phải xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện/ Giám đốc chuyên môn. Giám đốc bệnh viện/ Giám đốc chuyên môn sẽ có trách nhiệm báo cáo Phó tổng giám đốc chuyên môn (nếu cần).
- Nếu người bệnh chuyển viện ở tình trạng “Đỏ” hoặc người bệnh là khách hàng VIP/ đặc biệt: Ngay khi có thông tin về việc chuyển viện, trưởng khoa/ trưởng tua trực báo cáo lãnh đạo bệnh viện (Giám đốc bệnh viện/ Giám đốc chuyên môn). Ban lãnh đạo bệnh viện chịu trách nhiệm báo cáo tới ban lãnh đạo công ty (Phó tổng giám đốc chuyên môn).
- Với trường hợp vận chuyển nội bộ trong hệ thống Vinmec, trưởng khoa/ trưởng tua trực đảm bảo báo cáo cho Giám đốc chuyên môn/ Giám đốc bệnh viện của 2 bệnh viện trước khi chuyển người bệnh.
- Chịu trách nhiệm điều hành việc vận chuyển người bệnh theo quy định:
- Điều dưỡng trưởng/điều dưỡng trưởng tua trực: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch vận chuyển; giám sát và hướng dẫn nhân viên tuân thủ quy định.
- Đội vận chuyển:
- Thành phần:
- Đội trưởng đội vận chuyển do bác sĩ trưởng khoa/ trưởng tua trực chỉ định, có trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc và chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo vận chuyển người bệnh an toàn. Khi gặp khó khăn hoặc có diễn biến bất thường trong quá trình vận chuyển, đội trưởng cũng có trách nhiệm thông báo trưởng khoa/ bác sĩ trưởng tua (nếu cần) để tìm phương án khắc phục ngay.
- Thành viên đội vận chuyển bao gồm điều dưỡng, bác sĩ (nếu cần) và lái xe cấp cứu.
- Trách nhiệm:
- Phối hợp với Cấp cứu chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ, thuốc…v.v… đầy đủ dựa theo kết quả “Đánh giá nhu cầu trang thiết bị/ nhân lực vận chuyển ngoại viện”. Các công cụ sẽ được giao nhận theo phụ lục 3 – Bảng kiểm bàn giao dụng cụ vận chuyển ngoại viện.
- Tiếp nhận người bệnh và triển khai thực hiện các phương án vận chuyển như đã lên kế hoạch.
- Thành phần:
- Lưu ý: Kết quả “Đánh giá nhu cầu trang thiết bị/ nhân lực vận chuyển ngoại viện” chỉ có giá trị trong vòng 2 giờ từ thời điểm đánh giá. Nếu quá trình chuẩn bị vận chuyển kéo dài trên 2 giờ, điều dưỡng chính và bác sĩ điều trị điều trị/ bác sĩ trực chăm sóc người bệnh cần triển khai tái đánh giá để cân nhắc điều chỉnh phương án vận chuyển, nếu cần.
Quá trình vận chuyển người bệnh ngoại viện cần đúng quy trình
3.4. Theo dõi trong quá trình vận chuyển
- Đội vận chuyển có trách nhiệm duy trì liên tục điều trị và chăm sóc cần thiết cho người bệnh trong quá trình vận chuyển. Dấu hiệu sinh tồn và can thiệp trong quá trình vận chuyển phải được ghi chép lại, tần suất theo mức độ nặng nhẹ của người bệnh. Dựa vào đánh giá tại phụ lục 1, nếu người bệnh được đánh giá ở:
- Mức độ “Xanh”: Theo dõi và ghi chép ít nhất 30 phút/ lần. Nếu tình trạng người bệnh diễn biến nặng hơn, đội trưởng đội vận chuyển lập tức liên hệ bác sĩ điều trị/ bác sĩ trực để xin chỉ đạo xử trí.
- Mức độ “Đỏ”: Theo dõi và ghi chép ít nhất 15 phút/ lần.
- Kết quả theo dõi phải được ghi chép lại vào “Phiếu theo dõi và bàn giao người bệnh người bệnh vận chuyển” (tham khảo Phụ lục 4).
- Đối với các trường hợp người bệnh có dấu hiệu nghi ngờ hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường không khí, giọt bắn, tiếp xúc, nhân viên vận chuyển người bệnh cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho người bệnh và nhóm vận chuyển, đồng thời thực hiện theo hướng dẫn vận chuyển người bệnh trong “Quy định phòng ngừa cách ly trong bệnh viện”. Các dấu hiệu nghi ngờ hoặc tình trạng mắc bệnh lây truyền của người bệnh cần được thông báo cho nơi tiếp nhận, đảm bảo tôn trọng bí mật và riêng tư của người bệnh trong mọi trường hợp.
3.5. Kết thúc vận chuyển
- Đội vận chuyển có trách nhiệm bàn giao người bệnh an toàn đến nơi phù hợp với đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Bản gốc của “Phiếu theo dõi và bàn giao người bệnh người bệnh vận chuyển” sẽ được bàn giao cùng các giấy tờ hồ sơ khác cho cơ sở y tế tiếp nhận người bệnh (Tham khảo “Hướng dẫn bàn giao người bệnh”). Một bản copy của phiếu này sẽ được giữ và lưu vào HSBA của người bệnh tại Vinmec.
- Theo dõi và phối hợp sau chuyển viện: nếu người bệnh chuyển viện ở tình trạng “Đỏ” hoặc người bệnh là khách hàng VIP/ đặc biệt: Bác sĩ điều trị/ bác sĩ trực giữ liên lạc và phối hợp với bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân, nếu khó khăn báo cáo lãnh đạo bệnh viện hoặc công ty trao đổi, đảm bảo việc khám chữa bệnh được tích cực, kịp thời.
- Cải thiện chất lượng dịch vụ vận chuyển:
- Dựa vào ghi chép hồ sơ bệnh án và phản hồi từ đội vận chuyển, bệnh viện triển khai giám sát nhằm đảm bảo xây dựng kế hoạch cải thiện chất lượng liên tục cho dịch vụ vận chuyển.
- Nhân viên bệnh viện có trách nhiệm cung cấp thông tin cho người bệnh/gia đình người bệnh về hình thức cũng như quy trình xử lý góp ý, khiếu nại dịch vụ vận chuyển theo “Quy định về tiếp nhận và xử lý góp ý, khiếu nại của khách hàng”
- Vệ sinh sau vận chuyển:
- Các phương tiện, trang thiết bị y tế, vật dụng sau khi vận chuyển người bệnh cần được vệ sinh theo “Quy định về vệ sinh môi trường bệnh viện”.
- Xe ô tô cứu thương sau được vệ sinh theo “Hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn trong xe cứu thương”.
Phụ lục 1: Bảng đánh giá nhu cầu trang thiết bị/ nhân lực vận chuyển ngoại viện Phụ lục 2: Một số thang điểm đánh giá người bệnh Phụ lục 3: Bảng kiểm bàn giao dụng cụ vận chuyển ngoại viện Phụ lục 4: Phiếu theo dõi và bàn giao người bệnh vận chuyển Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.